Marketing là gì? 8 lý do vì sao doanh nghiệp cần làm Marketing?

  • 14/08/2021
  • 0 Bình Luận

Thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 20. Từ đó tới nay, marketing dần trở thành công việc bắt buộc trong quá trình xây dựng và tiếp thị doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài viết này, Poka Media sẽ cung cấp cho bạn khái niệm marketing là gì, các hình thức marketing phổ biến cho doanh nghiệp, và những lý do doanh nghiệp cần phải làm marketing.

I. Marketing là gì?

1. Khái niệm

Chỉ với từ khóa “marketing là gì”, bạn sẽ thu được rất nhiều kết quả khác nhau trên Internet. Mỗi khái niệm lại có cái đúng riêng, thường sẽ khá chung chung và dài dòng. 

Để giúp bạn dễ nhớ hơn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn khái niệm đơn giản như sau:

Marketing là cách để doanh nghiệp thu hút khách hàng đến với mình

Mỗi mục tiêu Marketing lại cần những kế hoạch khác nhau: Quảng bá thương hiệu chắc chắn sẽ khác cách marketing ra đơn hàng nhanh chóng, giới thiệu sản phẩm mới lại càng khác với xây dựng tệp khách hàng trung thành. Tuy nhiên, cách thức hoạt động chung của chiến dịch marketing vẫn là gửi thật nhiều thông điệp có giá trị đến với khách hàng. 

2. Những hình thức marketing phổ biến dành cho doanh nghiệp là gì?

Marketing là một công cụ quan trọng  để phục vụ mục tiêu cuối cùng là tăng doanh số. Để đạt được mục tiêu cuối, bất kỳ Chuyên gia Marketing nào cũng phải kết hợp nhiều hình thức thu hút khách hàng khác nhau, từ chủ động đến thụ động. 

Có tới hơn 40 cách để làm Marketing hiện nay, trong đó có 9 cách thường dùng cho doanh nghiệp như sau: 

  1. Social Media Marketing: Là hình thức làm marketing trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… Đây là hình thức bắt buộc phải thực hiện, bởi mạng xã hội chính là kênh giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất. Kênh mạng xã hội đặc biệt hiệu quả đối với các thương hiệu về thời trang, đồ ăn thức uống,… 
  2. Content Marketing: Là hình thức sáng tạo nội dung để làm truyền thông trên mạng xã hội, website. Content (Nội dung) bao gồm Chữ viết, Ảnh chụp, Âm thanh, Hoạt họa,… Mỗi chiến dịch, sẽ có cách triển khai khác nhau, trong đó nội dung chữ viết là đơn giản và dễ tiếp cận nhất, hoạt họa thường có chi phí cao hơn.
  3. Influencer Marketing: Là hình thức “mượn hình ảnh ” những người có tầm ảnh hưởng để lan tỏa thông điệp của thương hiệu mình. Influencer là cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác do những yếu tố mà bản thân họ sở hữu hay được cộng đồng nhìn nhận như quyền lực, kiến thức, địa vị, hoặc mối quan hệ. Trong bối cạnh truyền thông mạng xã hội, Influencer là người có lượng followers lớn, sử dụng một hoặc nhiều nền tảng mạng xã hội (social platform) như Facebook, Instagram… để lan truyền thông tin đến mọi người, có kiến thức về một lĩnh vực cụ thể hoặc có khả năng thuyết phục một đối tượng audience nhất định. Influencer có sức ảnh hưởng càng cao, càng thu hút sự chú ý của thương hiệu trong quá trình tìm kiếm gương mặt đại diện và quảng bá sản phẩm. Các doanh nghiệp thường lựa chọn Influencer thay vì KOL (người nổi tiếng) để tiết kiệm chi phí và tăng khả năng tiếp cận tệp khách hàng. 
  4. Video Marketing: Là hình thức sử dụng video ngắn để quảng bá về thương hiệu. Trước đây video là một mục thuộc nội dung, tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi khi các nền tảng video hoạt động ngày một mạnh mẽ. YouTube vẫn đứng đầu trong marketing bằng video, tiếp sau là TikTok, Instagram Reels,… 
  5. Search Engine Marketing (SEM): Là hình thức Marketing trên công cụ tìm kiếm. Chắc chắn bạn phải làm cái này nếu doanh nghiệp của bạn đang triển khai marketing trên Website, YouTube và Facebook. SEM bao gồm nhiều hình thức nhỏ: SEO, Pay-per-click, Pay-per-inclusion,… Ngày nay, khi các nền tảng mạng xã hội đều phát triển công cụ tìm kiếm của riêng mình, việc tối ưu nội dung để người dùng dễ dàng tìm ra bạn nhất là điều kiện cần để tăng hiệu quả truyền thông. 
  6. Email Marketing: Là hình thức tiếp thị thông qua Email bằng những bức thư mời gọi người dùng click vào và trải nghiệm dịch vụ. Email Marketing phù hợp với các dịch vụ liên quan đến văn phòng, truyền thông, freelancer,… với tỉ lệ mở thư khá cao. 
  7. SMS Marketing: Là hình thức Marketing thông qua các tin nhắn điện thoại. Để triển khai hình thức này, bạn cần đăng ký một số điện thoại chính thức cho doanh nghiệp của mình. 
  8. Re-marketing: Hay còn gọi là tiếp thị lại. Chiến dịch Re-marketing sẽ sử dụng các nền tảng truyền thông, sử dụng Messenger (Facebook), Direct (Instagram), Direct Message (Twitter),… để nhắc khách hàng nhớ lại một dịch vụ, một sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc mời khách hàng sử dụng một sản phẩm mới. 
  9. Tổ chức sự kiện, hội thảo trực tuyến (webinar): Đây là hình thức Marketing tuyệt vời để thu hút những khách hàng thực sự tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. Webinar giúp bạn xác định tệp khách hàng rõ ràng, phân loại nhanh chóng khách hàng cốt lõi của mình là ai. Trong quá trình tổ chức hội thảo, bạn có thể dễ dàng thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên webinar cần kịch bản kỹ lưỡng, cần người diễn giả có khả năng giao tiếp và tốn kha khá chi phí để lan tỏa.  

II. 8 lý do vì sao doanh nghiệp cần làm marketing?

marketing-la-gi-8-ly-do-vi-sao-doanh-nghiep-can-lam-marketing

Đã đến lúc chúng ta ngừng hỏi marketing là gì, mà hãy chuyển sang hỏi “marketing có thể làm được gì cho doanh nghiệp”. Dưới đây là 8 lý do giải thích tại sao mọi công ty đều cần thực hiện marketing.

1. Cung cấp thông tin chính xác về ngành hàng của bạn 

Một trong những công việc quan trọng khi triển khai marketing đó là khảo sát thị trường và đối thủ. Thông qua việc thu thập số liệu, bạn sẽ đánh giá đúng hơn về xu hướng phát triển của ngành, nên tập trung vào phân khúc khách hàng nào, có nên mở thêm điểm bán, nên tập trung vào kênh phân phối nào là chính,…

Quá trình khảo sát thị trường thường rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Thường thì đội marketing sẽ làm khảo sát trong vòng 1 tháng. Trong quá trình đợi kết quả, bạn có thể dành thêm 10 phút để nghiên cứu 6 mô hình kênh phân phối điển hình trong ngành bán lẻ để xác định kênh phân phối phù hợp trong thời điểm hiện tại. 

2. Giúp xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp của bạn với khách hàng tiềm năng

Hơn 80% người tiêu dùng sẽ mua hàng nếu đó là sản phẩm của người quen, hoặc từ một người mà họ cảm thấy tin cậy. Vì vậy, muốn bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp của bạn sẽ cần “làm thân” với khách hàng – và không phương pháp làm thân nào hiệu quả bằng marketing. 

Để làm được điều này, team marketing sẽ giúp bạn xây dựng bảng khảo sát dựa trên nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi của người tiêu dùng. Từ đây, bạn dễ dàng phân nhóm khách hàng, và biết cách đáp ứng được chính xác mong muốn tiềm ẩn của họ. “Đúng người đúng thời điểm”, giờ đây khách hàng qua đường sẽ trở thành khách hàng trung thành của bạn – những người sẵn sàng mua nhiều sản phẩm của bạn hơn. 

Marketing cần phải thực hiện liên tục và chia thành nhiều chiến dịch. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có phòng Marketing, bạn nên cân nhắc tuyển một đội Inhouse, hoặc sử dụng dịch vụ phòng marketing thuê ngoài của các Agency chuyên nghiệp. 

3. Giúp tăng doanh số

Marketing là tập hợp các công việc giúp quảng bá sản phẩm và dịch vụ của bạn tới khách hàng mục tiêu. Một sản phẩm được tiếp thị bài bản sẽ tăng cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng trên khắp thế giới, đồng nghĩa với tăng cơ hội bán sản phẩm lên gấp nhiều lần. 

Theo thống kê năm 2018 của Hanover Research, có tới 68% doanh nghiệp đã tăng doanh số hiệu quả nhờ làm marketing. 

Bên cạnh việc tiếp thị, nên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ để khách hàng tự nguyện chọn bạn thay vì các đối thủ khác.  

4. Giúp tạo dựng niềm tin của khách hàng bằng các kênh thông tin chính thống

Marketing online sẽ cung cấp thông tin thông qua các mạng xã hội, website, landing page, hội thảo trực tuyến, bảng khảo sát trực tuyến…. Marketing offline sẽ đặt biển quảng cáo ngoài trời, dán lên xe bus, phát tờ rơi, đặt standee, in catalog…. Tất cả hoạt động đó giúp việc giới thiệu về doanh nghiệp, và về sản phẩm/dịch vụ trở nên đơn giản hơn, tiếp cận được nhiều người hơn. Từ những thông tin này, khách hàng sẽ hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn, và dễ dàng bị thuyết phục chuyển đổi mua hàng. 

5. Giúp duy trì nhận diện thương hiệu

Làm marketing không chỉ là cắm đầu “chạy quảng cáo ra đơn”.  Marketing còn nhằm mục đích thuyết phục khách hàng thay đổi niềm tin, thay đổi thói quen tiêu dùng, và đó là một kế hoạch dài hơi. 

Nhiều nhãn hàng triển khai marketing cho sản phẩm mới trong vòng 3 tháng rồi dừng, tuyệt nhiên không re-marketing. Và rồi họ thắc mắc tại sao lượng khách tiềm năng lại giảm, tại sao doanh số không tăng lên nữa. Lý do rất đáng báo động: vì khách hàng chỉ đến với họ một lần. Họ sẽ sớm bị quên lãng và bị các đối thủ làm marketing tốt đè bẹp. 

6. Làm thay đổi hành vi mua hàng  

OMO chi hàng chục tỷ mỗi năm để nhắc khách hàng về sản phẩm của mình, mặc dù ai cũng biết OMO là nhãn hiệu bột giặt nổi tiếng nhất Việt Nam. Mục tiêu của OMO không phải để khách hàng nhận ra thương hiệu của họ, mà khiến khách hàng bị ám thị bởi thương hiệu, và tự động mua hàng theo thói quen. 

Khi nhắc đến nước ngọt, hầu hết mọi người đều nghĩ đến Cocacola. Hay như nhắc đến bao cao su, thì không ai là không biết Durex. Nhờ các chiến dịch Marketing hiệu quả và lặp đi lặp lại, mà người dùng sẽ nhớ đến họ đầu tiên khi đi mua hàng. Hầu hết người dùng đều mua hàng theo thói quen, và việc “ghim” thông điệp marketing vào tâm trí khách hàng sẽ giúp các nhãn hàng thu được nguồn lợi khổng lồ. 

7. Khai phá thị trường mới, sản phẩm mới 

Vào những năm đầu thế kỷ 20, các doanh nghiệp luôn vật lộn với bài toàn mở rộng thị trường và sản xuất ra sản phẩm mới. Họ không biết thị trường đang cần gì, và họ có thể làm gì để đáp ứng được nhu cầu đó.

Lúc này, công việc marketing sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán đó. Marketing xuất hiện như một cây cầu kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bằng việc thu thập các phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp sẽ nhận ra những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và thói quen chi tiêu của họ. Từ đây marketing sẽ giúp cho chúng ta biết đâu thị trường tiềm năng. Đồng thời, kế hoạch marketing mới sẽ giúp quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn. 

8. Giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững hơn

Vào giai đoạn start-up, các doanh nghiệp nhỏ thường bị vướng vào vấn đề vốn để hoạt động. Chính điều này vô tình làm cản trở doanh nghiệp phát triển nhanh hơn. 

Khi tiến hành triển khai marketing, doanh số sẽ tăng lên và nhiều khách hàng biết đến doanh nghiệp của bạn hơn. Lúc này vấn đề kinh phí sẽ được tháo gỡ, và bạn sẽ có thêm lựa chọn cho hướng phát triển tương lai của công ty như: Mở rộng quy mô, thành lập công ty con, đàm phán xuất khẩu, đấu thầu dự án, hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh… 

Nếu không có marketing, doanh nghiệp bạn sẽ khó có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số một cách đột phá . 

—–

Nếu bạn cần xây dựng một chiến lược Marketing dài hạn để giúp doanh nghiệp phát triển, hãy để POKA MEDIA giúp bạn! Chúng tôi là Chuyên gia thực chiến về giải pháp Marketing tổng thể cho doanh nghiệp SMEs . Bạn có thể xem thông tin năng lực của chúng tôi, hoặc liên hệ qua hotline 0969.549.245 để nhận tư vấn trực tiếp.