Ngành Hoa và con đường Marketing không hề trải hoa hồng

  • 16/04/2022
  • 0 Bình Luận

Ngành Hoa và con đường Marketing không hề trải hoa hồng

Nhắc đến hoa ta nghĩ ngay đến cái đẹp, sự nhẹ nhàng, tinh tế. Nhưng nếu nói về khía cạnh kinh doanh thì ngành hoa cũng cạnh tranh gay gắt không kém gì bất kỳ ngành hàng nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các phương pháp xây dựng kế hoạch marketing tổng thể hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp SME ngành hoa.

1. Tổng quan về ngành hoa tại Việt Namxây dựng kế hoạch marketing tổng thể ngành hoa 1

Trước khi tham gia vào ngành hoa đầy hấp dẫn nhưng cũng đầy cạnh tranh này, các doanh nghiệp cần tìm rõ thị trường ngành hàng này. Đặc trưng ngành hoa có những loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Thứ nhất là các doanh nghiệp hàng đầu: Đây là những doanh nghiệp có thâm niên hoạt động trong ngành, có quy mô lớn thường bao luôn mảng sản xuất lẫn bán hàng. Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất thuộc nhóm này đó là Dalat Hasfarm. Với lịch sử hình thành và phát triển gần 30 năm, doanh nghiệp này có vùng trồng hoa rộng tới hàng trăm hecta, mỗi năm sản xuất hơn 400 triệu cành hoa lẫn giống hoa, cung ứng cho thị trường trong nước và thế giới. Dalat Hasfarm có chuỗi phân phối chuyên nghiệp tới nhiều tình thành lớn trong nước và đang hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu.
  • Thứ hai là các doanh nghiệp sản xuất: đây thường gắn với những địa danh trồng hoa truyền thống của cả nước như làng hoa Tây Tựu, Nhật Tân (Hà Nội); làng hoa Sa đéc (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre); vùng trồng hoa Lâm Đồng, Mê Linh- Vĩnh Phúc… Các doanh nghiệp này có quy mô hộ gia đình, thường là nghề gia truyền. Đặc điểm của những doanh nghiệp sản xuất này là có nguồn lực hạn chế (tài chính, nhân lực, máy móc). Họ chủ yếu bán hàng thông qua danh tiếng, với hình thức bán sỉ hoặc bán lẻ tại chỗ. Các doanh nghiệp này chưa hoặc chỉ xây dựng các kênh marketing online rất hạn chế. sản phẩm thường là hoa cắt cành & cây cảnh các loại.
  • Thứ ba là các doanh nghiệp thương mại (nhỏ lẻ): loại hình doanh nghiệp này đang chiếm số lượng chủ yếu và ngành càng gia tăng trong ngành hàng hoa. Đặc điểm các doanh nghiệp này là không sản xuất mà mua lại từ các vựa hoa rồi bán cho khách hàng. Các doanh nghiệp thương mại này còn chia làm 2 loại:
    • Loại 1- bán buôn. Doanh nghiệp loại này thường nhập sỉ hoa từ vựa hoa với số lượng lớn sau đó phân phối sỉ cho các shop hoa tại thành phố để ăn chênh lệch. Thị trường hay gọi họ là các đầu mối sỉ hoa, kho hoa, chợ hoa. Sản phẩm thường là hoa cắt cành & phụ kiện hoa các loại
    • Loại 2 – bán lẻ. Doanh nghiệp này hay nhập hàng từ những người bán buôn ở trên rồi trưng bày sản phẩm tại shop, cửa hàng. Quy mô doanh nghiệp bán lẻ thường nhỏ, thậm chí có đơn vị chỉ bán hàng online. Đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cuối và sản phẩm chủ yếu là hoa bó/ hoa giỏ/ gói quà tặng.

Về phân khúc thị trường, ngành hoa chia thành như sau:

  • Phân khúc dành cho xuất khẩu: Phân khúc này dành cho các doanh nghiệp lớn, có năng lực sản xuất hoa bao gồm Dalat Hasfarm và 1 số vùng trồng hoa lớn như Đà Lạt, Đồng Tháp,…
  • Phân khúc dành cho nội địa: Đây là phân khúc mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhắm tới. Đó chủ yếu là các shop hoa với một vài cửa hàng hoặc chỉ bán online. Đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp này đó chính là người tiêu dùng cuối (B2C).

Về dòng sản phẩm thì ngành hàng hoa chia thành các phân khúc sau:

  • Hoa cắt cành/ cây cảnh
  • Hoa bó/giỏ
  • Phụ kiện/ phụ liệu hoa/ cây

Nhìn chung kinh doanh hoa là một ngành đặc thù với những đặc điểm chính sau đây:

  • Ngành hàng có rào cản thâm nhập thấp, đối thủ có thể dễ dàng gia nhập thị trường. Khó khăn lớn nhất đó là sự phụ thuộc nguồn nhập hoa.
  • Mặt hàng hoa có thời gian sử dụng ngắn, khó trong vận chuyển và bảo quản;
  • Ngành hàng này có tính mùa vụ, tính thời điểm cao. Có những dịp đặc biệt như 8/3; 20/10… nhu cầu tăng cao đột biến, còn lại thì nhu cầu thấp.
  • Ngành hàng hoa có thể phân khúc theo nhu cầu khách hàng, chẳng hạn như: Hoa đám cưới/ Hoa đám ma/ Hoa quà tặng/ Hoa ngày thường.
  • Ngoài ra có thể phân khúc theo giá/ định vị. VD: Hoa nhập khẩu có giá đắt, giống quý còn hoa nội địa giống phổ biến, chất lượng không cao nhưng rẻ.
xây dựng kế hoạch marketing tổng thể ngành hoa 2
Ngành hoa đầy hấp dẫn nhưng cũng đầy cạnh tranh

Khi gia nhập ngành hoa, chắc chắn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ vấp phải sự cạnh tranh vô cùng quyết liệt từ các đối thủ có sẵn trên thị trường. Nhu cầu về hoa lại mang tính thời vụ cao, vậy kinh doanh ngành này liệu có khả thi hay không? 

2. Tính khả thi đối với các SME khi gia nhập ngành hoa

Trước tiên chúng ta hãy cùng phân tích ngành hàng hoa qua các tiêu chí sau:

  • Về thị trường: Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn. Theo thống kê năm 2021, dân số nước ta đã chạm đến con số hơn 98 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới. Mức độ gia tăng dân số hàng năm là 0,7-0,9%. Đây sẽ là nguồn khách hàng vô cùng dồi dào cho các ngành kinh doanh, trong đó có ngành hoa. Chưa hết, đời sống người Việt ngày càng nâng cao. Vì thế nhu cầu làm đẹp, trang trí, quà tặng về hoa cũng tăng cao hơn so với trong quá khứ. 
  • Về sản phẩm: Vì rào cản gia nhập ngành thấp, các doanh nghiệp SME dễ dàng mở các shop bán hoa thương mại, thậm chí chỉ cần bán online cũng rất ổn. Sản phẩm chủ yếu thường là hoa cắt cành, hoa bó, dễ bảo quản, dễ làm, nhu cầu lại cao.
  • Theo khu vực:Tỉ lệ dân số thành thị của Việt Nam hiện nay là trên 38% Do đó đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về hoa trang trí, quà tặng cũng tăng. Đô thị là thị trường có nhu cầu về hoa cao và hứa hẹn tăng trưởng ổn định trong tương lai.
  • Theo kênh: Cũng như các ngành hàng khác, tiềm năng phát triển kênh kinh doanh online là rất lớn. Điều này cũng rất phù hợp với nguồn lực của các doanh nghiệp SME. Nếu mới khởi nghiệp, các SME hoàn toàn có thể kinh doanh hoa cắt cành, hoa bó qua mạng, không nhất thiết phải mở cửa hàng.
  • Theo đối thủ: Trừ 1 vài doanh nghiệp lớn như Dalat Hasfarm, còn lại ngành hàng chủ yếu là các làng nghề trồng hoa hoặc shop hoa tư nhân nguồn lực hạn chế, ít đầu tư làm marketing tổng thể chuyên nghiệp. Vì thế nếu các doanh nghiệp SME làm marketing tổng thể hiệu quả thì hoàn toàn có thể gia nhập và thành công trong ngành hoa này.
xây dựng kế hoạch marketing tổng thể ngành hoa 3
Người Việt Nam có nhiều nhu cầu làm đẹp, trang trí, quà tặng về hoa

3. SME MUỐN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING TỔNG THỂ HIỆU QUẢ CHO NGÀNH HOA CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ?

Trong marketing hiện nay, cốt lõi của 4P là tập trung vào 4 khía cạnh: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối) và Promotion (truyền thông). 

Riêng đối với ngành hoa, thì hiện tại các doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc cạnh tranh ở 2 chữ P đầu tiên là sản phẩm và giá cả. Sản phẩm hoa có đẹp, chất lượng hay không, giá cả có hợp lý là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Tuy nhiên còn rất ít doanh nghiệp ngành hoa chú trọng vào 2 chữ P còn lại đó là kênh phân phối và xúc tiến, độ đầu tư và cạnh tranh ở mảng này còn thấp. 

Vì thế đây là cơ hội cực tốt dành cho các SME, chỉ cần xây dựng được một kế hoạch marketing tổng thể bài bản thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Để làm được điều đó, SME ngành hoa cần nghiêm túc thực hiện theo quy trình 7 bước sau:

3.1. Áp dụng quy tắc SMART để xác định mục tiêu marketing

 Là một doanh nghiệp “lính mới tò te” mới gia nhập thị trường hoa, nguồn lực và kinh nghiệm của SME là rất hạn chế. Vì thế doanh nghiệp không nên tham vọng nhắm quá nhiều mục tiêu cùng lúc mà phải chọn lựa kỹ càng. Vì thế áp dụng nguyên tắc SMART rất phù hợp với những SME mới gia nhập thị trường trong việc đặt mục tiêu marketing. Về cơ bản, cách xác định mục tiêu theo phương pháp SMART cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  1. S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu.
  2. M – Measurable : Đo lường được.
  3. A – Attainable : Có thể đạt được.
  4. R – Relevant : Thực tế
  5. T – Time-Bound : có thời gian hoàn thành.

Cụ thể, các SME cần xác định các mục tiêu sau:

  • Mục tiêu kinh doanh: Muốn trở thành doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại. Nếu là doanh nghiệp thương mại thì cần đặt mục tiêu mở được bao nhiêu shop bán hoa, thời gian hoàn vốn là bao lâu, lấy gì đo lường hiệu quả. VD: Trong năm đầu tiên, SME ngành hoa mở được 2 shop và hoàn vốn trong 18 tháng.
  • Mục tiêu marketing: Đạt được 100 khách hàng/tháng; trong đó có 20 khách hàng tiếp tục quay lại mua hàng lần thứ 2,3 (tỷ lệ repeat purchase khoảng 20%)
  • Mục tiêu truyền thông quảng cáo: 30% khách hàng xem quảng cáo nhớ được tên thương hiệu hoa của mình.

3.2. Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu

Một chiến lược marketing tổng thể hiệu quả ngành hoa không thể thiếu được việc xác định phân khúc khách hàng tiềm năng mục tiêu. Bởi nguồn lực của SME rất hạn chế vì thế không thể đánh tập khách hàng rộng (Mass), đánh nhiều tập khách hàng cùng lúc như các doanh nghiệp lớn, có thâm niên trên thị trường. Một giải pháp thường dùng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là bóc tách phân loại, xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu càng cụ thể càng tốt. Bên cạnh đó tập trung nghiên cứu kỹ nhu cầu (vấn đề, nỗi đau, động lực…) của tập khách hàng này một cách kỹ lưỡng để phục vụ tốt nhất.

xây dựng kế hoạch marketing tổng thể ngành hoa 4
Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu của ngành hoa

Đối với ngành hoa, SME có các tiêu chí xác định khách hàng mục tiêu như sau:

  • Về phân khúc thu nhập (khả năng chi trả): Khách hàng nhắm đến có thu nhập cao hay thấp. 
    • Nếu thu nhập cao thì họ thích hoa ngoại nhập, gu thẩm mỹ tinh tế, sẵn sàng mua hoa hàng ngày chỉ để về cắm cho đẹp nhà cửa. Ngoài chất lượng hoa, tập khách hàng này cũng có yêu cầu khá cao về dịch vụ hậu mãi đi kèm. SME có thể cung cấp các dịch vụ như ship hoa tận nhà, tư vấn cắm hoa đẹp, hỗ trợ online 24/24. 
    • Đối với khách hàng có thu nhập tầm trung, họ chỉ thường mua hoa vào các dịp đặc biệt như cúng rằm, lễ Tết, 8/3, 20/10,… Đây là tập khách hàng có yêu cầu không cao, không đòi hỏi dịch vụ chăm sóc tốt. Nếu nhắm vào tập khách hàng này thì shop hoa cần đẩy mạnh quảng cáo trong các dịp đặc biệt khi nhu cầu tăng cao.
  • Về phân khúc doanh nghiệp: Đây là tập khách hàng thường mua hoa với số lượng lớn hoặc cực lớn, thường vào các dịp đặc biệt như sinh nhật sếp, ngày kỷ niệm công ty, 8/3, 20/10,… Chất lượng hoa không yêu cầu quá cao nhưng vẫn phải đảm bảo tính thẩm mỹ nhất định, ngân sách cho từng đơn vị hoa cũng ở mức trung bình vì đây là tiền của tập thể, không phải của cá nhân.

3.3. Xác định rõ đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Việc xác định đối thủ cũng nằm trong chiến lược xây dựng kế hoạch marketing tổng thể hiệu quả cho ngành hoa. Với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi nghiệp, chắc chắn chẳng dại gì đối đầu trực tiếp với những ông lớn đứng đầu thị trường. Hãy xác định các đối thủ có cùng phân khúc sản phẩm chính, cùng phân khúc khách hàng với mình. Đó chính là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà doanh nghiệp SME phải quan tâm hàng đầu.

VD: Nếu mở một shop hoa cao cấp ở Hà Nội thì đối thủ chính bao gồm các shop hoa khác cùng phục vụ khách hàng cao cấp ở xung quanh bán kính 2-3 km và thậm chí cả các shop bán hoa online. Hoặc khi mở một shop hoa hướng đến 1 khu dân cư  thì cần xem xét các shop bán hoa khác ở cùng khu vực hoặc gần khu  dân cư đó.

Với các đối thủ tiềm năng, SME cần phân tích kỹ lưỡng ở các tiêu chí sau:

  • Sản phẩm của đối thủ: Phân tích kỹ để tìm ra điểm mạnh/ điểm yếu so với sản phẩm của mình. 
  • Khách hàng của đối thủ: Họ là ai? Họ có những đặc điểm, nhu cầu gì? So sánh với tập khách hàng chính của mình có gì giống và khác? Làm sao có thể biến khách hàng của đối thủ trở thành khách hàng của mình?
  • Đối thủ đang sử dụng chiến lược gì? Chiến lược cạnh tranh về giá hay là khác biệt hóa. Từ đó ta có thể tạo ra giá bán cạnh tranh hơn hoặc tạo ra những khác biệt gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng.
  • Các hoạt động truyền thông- quảng cáo – marketing của đối thủ: Họ tiến hành những chiến lược gì? Nhắm tới đối tượng nào? Quy mô và độ chuyên nghiệp ra sao?

3.4. Tối ưu hóa, cải tiến sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh

Việc nghiên cứu Mục tiêu, Khách hàng, Đối thủ cạnh tranh nhằm mục đích là để tối ưu hóa và cải tiến sản phẩm của chính mình.

Sản phẩm hoa thường được rà soát lại bằng ba phương pháp sau đây:

  • Đa dạng hóa sản phẩm (mẫu mã, chủng loại)
  • Xây dựng bộ mô tả sản phẩm theo phương pháp F-A-B-E (đồng bộ, nhất quán tư duy marketing và bán hàng)
  • Thực hiện ma trận sản phẩm 5 cấp độ (để xây dựng phễu sản phẩm hoặc gia cường hệ sinh thái sản phẩm)

Ngoài ra, doanh nghiệp SME cũng cần xây dựng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm bằng các bước sau đây:

  • Bước 1: lựa chọn sản phẩm đang hiện hữu có đặc tính tốt, đang bán chạy để ưu tiên phát triển.
  • Bước 2: nếu các sản phẩm hiện tại không đủ sức hấp dẫn, tiến hành nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới cạnh tranh hơn. Sản phẩm mới có thể là một loại hoa mới nhưng cũng có thể là một cách cắm, cách bó hoa, cách trang trí độc đáo mà chỉ mình có được.

Trong ngành hoa, yếu tố thẩm mỹ, nghệ thuật là rất quan trọng. Bởi khách hàng tìm đến hoa chủ yếu để thưởng thức cái đẹp. Cảm nhận về thẩm mỹ của mỗi người tuy khác nhau nhưng nhìn chung là không khác biệt quá nhiều. Vì thế các doanh nghiệp SME cần suy nghĩ tạo nên những cách bó hoa, cắm hoa độc đáo, bắt trend, thậm chí có thể là khác biệt lớn so với đối thủ trực tiếp. Điều đó sẽ tạo ra dấu ấn riêng của shop hoa trong mắt khách hàng.

Khóa huấn luyện Xây Dựng Kế Hoạch Marketing Tổng Thể chuyên nghiệp và hiệu quả

3.5. Xây dựng và phát triển hệ thống  kênh phân phối hiện đại, chuyên nghiệp

Trong ngành hàng hoa nói riêng và kinh doanh nói chung thì kênh phân phối có vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi vì có tiếp cận được khách hàng thì mới bán được hàng và thu về lợi nhuận. 

Về kênh phân phối, có 2 loại cơ bản:

  • Kênh phân phối offline: Đó là các kênh như GT/MT/KA có đặc điểm là cần nguồn lực lớn và kinh nghiệm nhất định trong ngành. Kênh này tận dụng những đối tác, những đại lý, cửa hàng offline để phân phối hoa đến tận tay người tiêu dùng
  • Kênh phân phối online: Đó là phân phối trên các nền tảng trực tuyến như website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, pinterest,…). Các kênh này tốn ít chi phí, lại tiếp cận được số lượng khách hàng cực lớn mọi lúc mọi nơi.

xây dựng kế hoạch marketing tổng thể ngành hoa 5

Một lần nữa chúng ta lại phải nhắc đến nguồn lực và kinh nghiệm ít ỏi của các SME giai đoạn khởi nghiệp. Vì thế bắt đầu bằng kênh phân phối online là một lựa chọn khôn ngoan. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tận dụng việc marketing và bán hàng thông qua website, mạng xã hội vừa tiết kiệm được nguồn lực, vừa phát triển quảng bá thương hiệu được rộng khắp. Thực tế cả những doanh nghiệp lớn, hoạt động lâu năm cũng bắt đầu chú trọng hơn đến các kênh phân phối online, vậy có lý do gì mà các SME lại ngại ngần thực hiện các kế hoạch xây dựng marketing tổng thể hiệu quả cho ngành hoa qua môi trường trực tuyến cơ chứ?

3.6. Linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động truyền thông – quảng cáo – khuyến mại

Truyền thông – quảng cáo là hoạt động không thể thiếu để quảng bá thương hiệu đến với khách hàng tiềm năng. Với nguồn lực lớn, các doanh nghiệp có thâm niên thường phát triển rất đa dạng các hình thức quảng cáo, marketing như làm sự kiện, tổ chức tiếp thị trực tiếp lẫn làm các hoạt động thông qua môi trường mạng online.

Tuy nhiên đối với SME, không có quá nhiều lựa chọn làm truyền thông – quảng cáo bởi nguồn lực ban đầu là rất hạn chế. Vì thế việc tập trung vào phát triển marketing online là điều gần như bắt buộc phải làm. 

Nhưng ngay cả kênh online cũng không nên dàn trải quá nhiều mà chỉ nên lựa chọn những kênh quảng bá hiệu quả, chi phí thấp để tối ưu hóa nguồn lực và thời gian của mình.

Một số giải pháp tiến hành xây dựng kế hoạch marketing tổng thể hiệu quả cho ngành hoa có thể tham khảo:

  • Xác định hoạt động marketing trọng tâm nên là các hoạt động Digital, ưu tiên các hoạt động hỗ trợ “ra sales” .VD: tham gia các hội nhóm về hoa trên mạng xã hội (tích cực tài trợ cho vài sự kiện, đi seeding,…), tham gia các kênh zalo nhóm có khách hàng tiềm năng lẫn khách hàng cũ. Đối với khách hàng cũ cần quan tâm chăm sóc chẳng hạn như thường xuyên hỏi han, tri ân họ nhân các dịp đặc biệt như sinh nhật, lệ tết,…
  • Trong ngành hoa, yếu tố thẩm mỹ là rất quan trọng. Vì thế nên lựa chọn các mạng xã hội mang tính thẩm mỹ cao như Instagram và tính sáng tạo cao như Pinterest. Và ở trên những kênh này, người sử dụng cũng rất chú trọng cái đẹp vì thế rất có tiềm năng trở thành khách hàng của các SME.
  • Đưa các hoạt động offline lên online một cách sáng tạo, VD: Tổ chức sự kiện workshop về hoa tại cửa hàng rồi livestream lên youtube, Facebook,…
  • Vẫn có thể tổ chức các hoạt động marketing truyền thống 1 cách linh hoạt xen kẽ với các hoạt động online; đặc biệt là các event nhỏ. VD: tài trợ hoa cho các sự kiện ở các khu vực quanh cửa hàng, mở các lớp dạy cắm hoa miễn phí vào cuối tuần,…

3.7. Xây dựng bộ công cụ Đo lường, tối ưu hóa khi triển khai marketing

Kế hoạch marketing có thể rất hoành tráng, đầy tham vọng nhưng thực tế lại là một câu chuyện khác. Có những vấn đề mà chủ doanh nghiệp không thể lường trước được khi lập kế hoạch. Vì thế SME ngành hoa rất cần chạy thử marketing, đồng thời phải có hệ thống đo lường hữu hiệu để kiểm tra liệu các hoạt động marketing có thực sự hiệu quả hay không.

xây dựng kế hoạch marketing tổng thể ngành hoa 6

Cụ thể, trước khi triển khai marketing, doanh nghiệp cần có ngân sách dự toán và KPI rõ ràng cho từng công việc. Muốn triển khai xây dựng kế hoạch marketing tổng thể hiệu quả cho ngành hoa, SME cần trả lời các câu hỏi sau:

Để đo lường và tối ưu hóa mô hình marketing tổng thể, SME phải trả lời được các câu hỏi như:

– KPI có “khớp” với chiến lược marketing đề ra hay không?

– KPI dự kiến và KPI thực tế chênh lệch nhau nhiều hay ít?

– Ngân sách dự toán và ngân sách thực tế chênh lệch nhau nhiều hay ít?

Chẳng hạn, khi SME định hướng khách hàng cao cấp, KPI đặt ra có thể là “Bao nhiêu % người ở khu đô thị cao cấp liền kề biết đến thương hiệu hoa của mình”, “Bao nhiêu người có thu nhập trên 20 triệu có nhu cầu về cắm hoa trang trí”, ta có thể đặt mục tiêu ngân sách là “chỉ tốn 20 triệu để tiếp cận được 30% khách hàng thu nhập cao trong thành phố.”, “tỉ lệ chuyển đổi là 20% đối với các khách hàng thu nhập cao.”,…

4. Giải pháp xây dựng kế hoạch Marketing tổng thể hiệu qảu cho ngành hoa của Poka Media

Doanh nghiệp nào cũng muốn tạo ra các chiến dịch marketing ấn tượng, chuyên nghiệp, hiệu quả cao. Tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức lẫn kinh nghiệm chuyên sâu về truyền thông, quảng cáo. 

Hiểu được trăn trở đó của các doanh nghiệp, Poka Media đã cho đời những bộ công cụ mạnh mẽ hỗ trợ quá trình xây dựng kế hoạch marketing tổng thể hiệu quả cho ngành hoa. Poka Media, với kinh nghiệm trên 5 năm làm trong ngành truyền thông, marketing, sẽ là lựa chọn khôn ngoan, hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Poka Media đã biên soạn mẫu kế hoạch marketing online hiệu quả để các bạn có thể tham khảo miễn phí sau đây:

Ngoài ra, Poka Media còn triển khai các dịch vụ:

Hãy liên hệ ngay đến hotline 0969.549.245 để được tư vấn về các mô hình marketing tổng thể hiệu quả một cách miễn phí nhé.