Sự phát triển của công nghệ và các nền tảng số ngày nay như một bệ phóng tuyệt vời giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể xây dựng thương hiệu một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn so với trước đây. Bởi vậy, nếu bạn không có định hướng xác lập vị trí của mình trong tâm trí khách hàng ngay từ sớm và tập trung nguồn lực vào những mục tiêu rõ ràng, thương hiệu của bạn sẽ nhan nhản như hàng trăm hàng ngàn thương hiệu ngoài kia mà chẳng có lấy một dấu ấn riêng nào cả.
Đó cũng chính là lý do vì sao, doanh nghiệp cần phải có định vị thương hiệu. Vậy định vị thương hiệu là gì? Các SME có nên xây dựng định vị thương hiệu từ sớm hay không? Hãy cùng Poka Media tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
I. Định vị thương hiệu là gì?
P.Kotler đã định nghĩa: “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”.
Marc Filser thì định nghĩa một cách dễ hiểu hơn, rằng “định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”.
Từ đó, ta có thể thấy rằng giống như con người cần một vị thế trong xã hội để được tôn trọng và khẳng định bản thân, thì thương hiệu cũng cần được định vị sở hữu một vị trí trong nhận thức của khách hàng.
Mục tiêu của việc định vị thương hiệu là tạo hình ảnh khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Những nét riêng biệt sẽ giúp khách hàng tiềm năng phân biệt sản phẩm của thương hiệu này với các sản phẩm cùng loại của hàng trăm thương hiệu khác, từ đó yêu mến, tin tưởng và quan trọng nhất là chọn mua.
Định vị thương hiệu thành công là sở hữu được những đặc tính quan trọng, thỏa mãn được khao khát của khách hàng, để ngay khi có nhu cầu về sản phẩm, khách hàng sẽ nghĩ đến thương hiệu của bạn đầu tiên.
Ví dụ: Một khách hàng A chuẩn bị mua xe hơi, họ có khao khát sở hữu một chiếc xe với những đặc tính sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: giá thành hợp lý, tiết kiệm xăng, thiết kế đẹp. Có rất nhiều hãng xe ô tô nổi tiếng, nhưng chỉ 1 số thương hiệu sở hữu những đặc tính này ví dụ là Toyota, Mazda, Hyundai và Mitsubishi. Từ 3 đặc tính đó, khách hàng A sẽ nghiên cứu, tìm hiểu, so sánh, sau đó đưa ra hành vi quyết định mua dựa trên đặc tính quan trọng với bản thân họ nhất mà thương hiệu xe hơi có thể thỏa mãn được.
II. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nên xây dựng định vị thương hiệu từ sớm hay không?
Bạn luôn có một danh tiếng nhất định dù bạn có bồi đắp nó hay không, giống như việc bà hàng xóm nhận định rằng bạn là một người tài giỏi chỉ vì thấy bạn mua nhà, tậu xe hoặc một kẻ lười biếng và thất bại dù bạn chẳng hề đi tuyên truyền những điều đó.
Vì vậy, thay vì để người khác muốn nghĩ sao về doanh nghiệp của mình cũng được, tại sao bạn không xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu hoàn hảo ngay từ sớm? , vì điều đó có thể giúp bạn kiểm soát và xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình theo một định hướng nhất quán và hiệu quả?
Định vị thương hiệu sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, nếu chúng ta nghiêm túc đầu tư:
- #1 – Thương hiệu là tài sản vô giá, là yếu tố giúp duy trì nhận diện để doanh nghiệp tồn tại, phát triển lâu dài.
- #2 – Thương hiệu là “chìa khóa” quan trọng để gây dựng lòng trung thành và gia tăng tần suất quay lại của khách hàng.
- #3 – Xây dựng thương hiệu là xu hướng “bắt buộc” trên thị trường. Có một điều chắc chắn là bạn “rất khó” kinh doanh khi không có thương hiệu.
- #4 -Thương hiệu là “thỏi nam châm” thu hút khách hàng mới quan tâm về sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- #5 – Thương hiệu chắc chắn là một yếu tố then chốt để “cạnh tranh” với các đối thủ trong thị trường hàng hóa khắc nghiệt ngày nay.
- #6 – Thương hiệu là một yếu tố giúp doanh nghiệp của bạn luôn luôn được “định giá” cao trong mắt các nhà đầu tư.
- #7 – Thương hiệu là “kim chỉ nam” tạo nên uy tín cũng như niềm tin, sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn.
- #8 – Thương hiệu còn là cả một thông điệp, một câu chuyện về chính công ty hay sản phẩm của bạn. Khách hàng luôn thích nghe kể chuyện hơn là quảng cáo.
- #9 – Tiết kiệm chi phí truyền thông, quảng cáo và gia tăng hiệu quả của các chiến dịch marketing trong tương lai.
Với những lợi ích trên, có thể khẳng định, doanh nghiệp SMEs cần thực hiện định vị thương hiệu càng sớm càng tốt. Việc định vị thương hiệu tốt nhất cần thực hiện trước khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp (logo, bao bì, nhãn mác….).
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn đã thành lập từ lâu nhưng vẫn chưa có kế hoạch định vị thương hiệu bài bản, hoặc chưa biết phải định vị thương hiệu bắt đầu từ đâu. Hãy yên tâm, vì Poka Media luôn có giải pháp giúp xây dựng định vị thương hiệu một cách hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí.
Hãy tham khảo ngay, dịch vụ Tư Vấn Chiến Lược Định Vị Thương Hiệu của Poka Media
III. 9 Suy nghĩ sai lầm về định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng chưa bao giờ là việc dễ dàng. Định vị thương hiệu là một quá trình dài, đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược thương hiệu cần có tầm nhìn xa, thấu hiểu thị trường và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, cùng với đó là sự đầu tư nghiêm túc.
Có rất nhiều CEO đã mắc phải một hoặc nhiều những sai lầm về định vị thương hiệu sau đây:
- # 1 – Cho rằng chỉ cần đăng ký nhận diện thương hiệu, đăng ký bản quyền logo… là đã có thương hiệu.
- #2 – Đầu tư thiếu kiểm soát vào quảng bá quá đà giá trị thật thương hiệu.
- #3 – Xác định sai, đánh giá sai hoặc thiếu chính xác về đối thủ và thị trường.
- #4 – Không có kiến thức, không biết cách tiếp cận phù hợp để xây dựng thương hiệu.
- #5 – Xem nhẹ việc phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- #6 – Không có mục tiêu phân khúc khách hàng và không hiểu mong muốn của khách hàng.
- #7 – Định hướng sai, ảo tưởng về giá trị thương hiệu mang lại cho khách hàng.
- #8 – Không hiểu rõ ràng về năng lực cốt lõi của doanh nghiệp mình.
- #9 – Thiếu tính cam kết và nhất quán khi xây dựng định vị thương hiệu.