Bí kíp làm marketing hiệu quả giúp SMEs chạm đến thành công

  • 16/03/2022
  • 0 Bình Luận

Một kế hoạch marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chạm được đích đến mong muốn mà không phí hoài nguồn lực. Hãy cùng POKA tìm hiểu chi tiết nhé!

SME (Small and Medium Enterprise) được hiểu là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Khái niệm này được sử dụng cho tất cả những doanh nghiệp cùng quy mô, ở tất cả các ngành nghề khác nhau. 

Hiện nay, tỷ lệ các SME xuất hiện trên thị trường ngày một cao, nâng tỷ lệ cạnh tranh cũng như tính đa dạng hoá. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động sau dịch trong 2 tháng đầu năm 2022 lên tới 42,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm trước. 

I. Toàn cảnh thực trạng các SME tại Việt Nam hậu Covid

Số lượng lớn các SME xuất hiện qua từng năm đã tạo nên một “sân chơi khó nhằn” với sức cạnh tranh lớn cũng như khả năng đào thải, thanh lọc cao. Thêm việc làn sóng Covid ập đến đã thực sự khiến không ít SME rơi vào tình cảnh “lao đao” khi phải chấp nhận việc “ngủ đông” bất đắc dĩ. Doanh thu sụt giảm liên tục, các hoạt động thương mại bị ngưng trệ khiến nhiều SME đi đến quyết định thu hẹp quy mô kinh doanh, thậm chí cắt giảm nhân lực, chi phí.

Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 04/2020, có đến 86% số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu tác động nặng nề của dịch Covid, phần lớn rơi vào các ngành nghề như: du lịch, hàng không, khách sạn, nhà hàng,… 

Doanh thu quý I của các doanh nghiệp giảm còn 74,1% so với kết quả kinh doanh cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải chịu các chi phí phát sinh hằng ngày như: lương nhân viên, lãi ngân hàng, chi phí mặt bằng,… Áp lực này đã khiến nhiều doanh nghiệp đi đến kết quả giải thế hoặc cắt giảm về nhiều mặt.

Bí kíp làm marketing hiệu quả giúp SMEs chạm đến thành công 6
Hậu Covid, đa số các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs luôn gặp nhiều “bài toán nan giải”

Diễn biến ngày một phức tạp và chưa có điểm dừng thực sự của đại dịch cũng khiến số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm dần đều qua từng năm, quy mô, vốn đăng ký bình quân cũng có sự sụt giảm tương ứng. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời gian lại tăng mạnh, tăng hơn 33,6% so với cùng kỳ 2019.

Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra dự đoán rằng, nếu tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp thì hiện tượng sáp nhập, mua bán doanh nghiệp sẽ càng trở nên phổ biến. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng có thể bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài với giá rẻ.

Trở lại với tình hình kinh tế năm 2022, khi đại dịch Covid đã phần nào được kiểm soát, thì các SME tại Việt Nam cũng bắt đầu “rục rịch” quay trở lại, hoặc cho mình một khởi đầu hoàn toàn mới. Vậy bài toán được đặt ra ở đây, làm sao để sự trở lại hoặc bắt đầu của bạn được khách hàng đón nhận? Câu trả lời chính là: Xây dựng và triển khai một kế hoạch marketing hiệu quả.

Bí kíp làm marketing hiệu quả giúp SMEs chạm đến thành công 7
Xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng

II. Câu hỏi muôn thuở của chủ các SMEs “Làm thế nào để triển khai kế hoạch marketing hiệu quả?”

Với các doanh nghiệp, đặc biệt là các SME thì đây luôn là câu hỏi được đặt ra mỗi khi tìm hiểu về kế hoạch marketing hay cách để lên một kế hoạch marketing hiệu quả.  Thực chất, tâm lý này rất dễ hiểu vì bắt đầu nào chẳng nhiều mông lung và mơ hồ, đặc biệt trong tình huống các chủ doanh nghiệp lần đầu tiên tiếp xúc và tìm hiểu về marketing.

Vậy nguyên cớ nào dẫn đến các câu hỏi mang tính “nghi ngại” như vậy? Chúng ta nên hiểu rằng, so với các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh ngay từ lúc khởi đầu, thì các SME luôn được đặt trong tình trạng hạn chế về nguồn lực (chi phí, kinh nghiệm) để làm marketing. Do đó, họ cần phải tính toán kỹ lưỡng, cả về chi phí lẫn nhân lực, trước khi chính thức khởi động bất kỳ kế hoạch marketing nào.

Quay trở lại với câu hỏi “Làm thế nào để triển khai kế hoạch marketing hiệu quả?”. Thông thường, mọi người đều nghĩ rằng “có hiệu quả” tức là đạt được kết quả tốt “như kỳ vọng, mục tiêu”. Tuy nhiên, liệu thực tế có phải là như thế?

Trải qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, bạn sẽ nhận ra một thực tế rằng, khởi nguồn của “hiệu quả” chính là “làm đủ, làm đúng”. Tương tự như một đứa trẻ trước khi học chạy phải học đi vững vàng, thì tư duy của bạn về marketing phải “đúng” thì mới đạt được “hiệu quả” về sau. Có thể hiểu một cách nôm na rằng: “Trước khi làm tốt làm hay, thì đầu tiên chúng ta phải làm marketing đúng đã”.

Bí kíp làm marketing hiệu quả giúp SMEs chạm đến thành công 1
Trước khi làm tốt làm hay, thì đầu tiên chúng ta phải làm marketing đúng đã

Vậy thì làm marketing như thế nào mới gọi là đúng? Với kinh nghiệm “thực chiến” của POKA cho nhiều dự án của các doanh nghiệp khác nhau, chúng tôi đã đúc kết được rằng:

  • Nếu doanh nghiệp bạn lần đầu tiên “bắt tay” thực hiện các hoạt động marketing, vậy thì hãy bắt đầu từ các hoạt động cơ bản để có những trải nghiệm nhất định. Một số hoạt động marketing cơ bản có thể kể đến như: tạo lập và vận hành fanpage, website,… Với thời đại công nghệ số như hiện nay, việc tận dụng các nền tảng mạng xã hội để làm marketing là lời khuyên được nhiều chuyên gia đưa ra. Tuy nhiên, làm thế nào để hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
  • Nếu doanh nghiệp đã từng triển khai kế hoạch marketing rồi thì đây chính là lúc đánh giá xem hiện tại mình làm thiếu, làm yếu ở chỗ nào và tìm cách khắc phục những điều chưa tốt đó.

Vì sao chi phí đầu tư chạy quảng cáo nhiều như thế nhưng lại chẳng tương quan với doanh số thu vào? Vì sao các chương trình “promotion” đã thực hiện lại không đạt được mục tiêu đặt ra (về lượng khách, về doanh số)? Vì sao lượng khách hàng giảm dần đều qua từng quý mặc dù các chương trình marketing vẫn được triển khai?

Nếu có thể trả lời và tìm ra được tất cả những “lỗ hỏng” như thế, đồng thời đề xuất được hướng khắc phục, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng hoàn thiện chính mình, đưa ra những kế hoạch marketing hiệu quả hơn và dần đạt được những thành công.

Chính vì thế, muốn làm marketing hiệu quả thì trước tiên, chúng ta phải học cách làm marketing đúng phương pháp. Nhiều lần thực hiện đúng trong thời gian dài sẽ mang lại hiệu quả nhất định cho doanh nghiệp. 

Trong trường hợp, nếu đã tham khảo tất cả những tài liệu, thông tin cần thiết, nhưng bạn vẫn không biết bắt đầu lên kế hoạch marketing hiệu quả, chi tiết, triển khai như thế nào, thì nên lựa chọn những khoá học phù hợp hoặc tìm người tài chuyên về lĩnh vực marketing để được hỗ trợ.

Bí kíp làm marketing hiệu quả giúp SMEs chạm đến thành công 3
Hãy bắt đầu bằng các hoạt động marketing đơn giản

III. 3 sai lầm cơ bản khiến các SME làm marketing thất bại

Không phải bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng và kiến thức để thực hiện tất cả các công đoạn cần thiết cho một kế hoạch marketing hiệu quả. Thông thường, các doanh nghiệp thường nghĩ đơn giản rằng, marketing chỉ gói gọn trong những thao tác như: quảng cáo Facebook, Google, Shopee… Vì thế, họ thậm chí có thể bỏ rất nhiều chi phí, “mạnh tay” để chạy quảng cáo, mục đích để “ra đơn” hoặc tập trung quá trình săn bắt khách hàng là chính… 

Thế nhưng, nếu cứ hoài theo đuổi tư duy như thế, doanh nghiệp sẽ phải đối diện với nhiều kết quả không mong muốn. Chúng bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

3.1. 3 sai lầm phổ biến khi SME làm marketing

Đa phần các SME làm marketing theo tư duy trên thường chỉ đạt hiệu quả tốt trong khoảng từ 3 – 6 tháng. Bạn có bao giờ đặt câu hỏi, vì sao lại như thế chưa? Có 3 nguyên nhân cơ bản như sau:

Sai lầm thứ #1: Chưa tìm ra được chiến lược marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược kinh doanh, một hướng đi của riêng mình. Chính vì thế, một kế hoạch marketing hiệu quả là một kế hoạch marketing có thể hỗ trợ được cho chiến lược kinh doanh đó.

Mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược dài hạn, ngắn hạn. Chẳng hạn, doanh nghiệp A trong ngắn hạn muốn tăng lượng khách hàng online thông qua website và fanpage. Vậy thì để đạt được chiến lược ngắn hạn đó, doanh nghiệp cần có những chương trình marketing phù hợp như: xây kênh, quảng bá, khuyến mãi, tặng quà,… khi khách hàng mua online.

Vậy nên, sai lầm nằm ở chỗ, các SME thường lựa chọn “rập khuôn”, thấy ai làm gì hay ho cũng bắt chước làm theo, không có kế hoạch của riêng mình, càng không quan tâm đến việc phương án đó có phù hợp với sự phát triển trong tương lai hay không?

Việc rập khuôn này nếu may mắn thì có thể phù hợp ở một giai đoạn nào đó, nhưng về lâu dài sẽ chẳng khác nào “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Vì đơn giản, kế hoạch marketing hiệu quả để thu hút khách hàng online sẽ khác hoàn toàn với một kế hoạch marketing hiệu quả để tăng doanh số theo tháng.   

Sai lầm thứ #2: Không có mục tiêu rõ ràng, kế hoạch marketing cụ thể

Bỏ quên tầm nhìn chiến lược dài hạn thường là sai lầm cơ bản mà các SME thường mắc phải mỗi khi lên kế hoạch. 

Thay vào đó, các doanh nghiệp thường chỉ xử lý tình huống theo vụ việc hoặc đi theo các chiến dịch ngắn hạn hàng tháng. Mục tiêu của họ thường chỉ xoay quanh: Ra đơn ngay, ra đơn gấp… thị trường quảng cáo, “săn bắt” khách hàng và cạnh tranh khốc liệt.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp B có mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, là trở thành doanh nghiệp cung cấp sản phẩm điện tử hàng đầu khu vực Nam – Trung Bộ. Vậy thì, tất cả những mục tiêu ngắn hạn (cả về kinh doanh và marketing) đều cần phải đi theo đúng hướng này: Từ định vị thương hiệu, lên kế hoạch về kênh phân phối cho đến các chương trình thu hút khách hàng…, thay vì chỉ tập trung vào mỗi khâu chạy quảng cáo hay khuyến mãi để “ra đơn”.

Sai lầm thứ #3: “Ôm đồm”, triển khai nhiều kế hoạch marketing lẻ tẻ

Đây cũng là tình trạng thường gặp phải của nhiều SME. Đa phần, các doanh nghiệp thường cùng lúc triển khai rất nhiều kế hoạch marketing nhỏ lẻ, rời rạc, không đồng bộ theo một mục tiêu nhất quán.

Đây là sai lầm khá cơ bản vì đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có lực lượng nhân sự marketing “mỏng”, thế nên các hoạt động triển khai thường kém chất lượng và khó thu hút khách hàng.

Chỉ cần 1  “campaign” thành công sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn 10, thậm chí là 20 hoạt động  marketing nhỏ lẻ và không có định hướng rõ ràng. Chẳng hạn, doanh nghiệp có mục tiêu là tăng độ nhận diện thương hiệu trong quý 1, vậy thì những hoạt động marketing bạn có thể tập trung bao gồm: Tối ưu hoá nội dung trên các công cụ tìm kiếm (SEO), các chiến dịch Influencer Marketing, tổ chức các hội thảo,…

Bí kíp làm marketing hiệu quả giúp SMEs chạm đến thành công 4
Mỗi doanh nghiệp nên có một chiến lược marketing phù hợp mình

3.2. 3 tư duy “chệch hướng” dẫn đến sai lầm khi làm marketing của các SME 

Sở dĩ các SME gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai marketing, thậm chí thất bại nhiều lần trong thời gian đầu, vì 3 suy nghĩ “chệch hướng” đã “ghim” sâu vào đầu sau đây:

  • Suy nghĩ “Chúng tôi không có đủ tiềm lực như các doanh nghiệp lớn để đầu tư chi phí cho hoạt động marketing”, đã kiềm chân rất nhiều công ty, doanh nghiệp. Thế nhưng, bạn nên biết rằng, không phải cứ nhiều chi phí, mới có thể làm nên một kế hoạch marketing hiệu quả. Quan trọng hơn cả, chính là sự sáng tạo và tư duy về cái “mới”, vì nếu cứ mãi theo lối mòn cũ, thì kết quả sẽ chẳng bao giờ tốt hơn được.

Ví dụ những công ty lớn giàu tiềm lực như Vinamilk thường lựa chọn những chiến dịch quảng cáo rầm rộ; thì doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể lựa chọn triển khai kế hoạch marketing hiệu quả ở các ngách nhỏ như: tập trung vào đối tượng khách hàng ở một độ tuổi nhất định, hoặc tệp khách hàng ở một khu vực cụ thể quận, huyện,…

  • Luôn trung thành với suy nghĩ “Sản phẩm của chúng tôi tốt nhất, rẻ nhất thị trường” sẽ thực sự khiến doanh nghiệp đi theo “lối mòn”, ngày càng trở nên “lạc hậu” so với thị trường luôn đổi mới theo từng ngày, từng giờ. Đồng thời, lối suy nghĩ đó cũng khiến doanh nghiệp thiếu sót trong việc định hướng cho tương lai. Bởi thực tế thì không có gì là tốt nhất, cũng không có gì tồn tại mãi mãi. Chính vì thế, việc giữ những suy nghĩ cố hữu như vậy sẽ khiến doanh nghiệp ngừng nghiên cứu, ngừng cải tiến sản phẩm, dần dần sẽ dẫn đến sự tụt hậu.

Ví dụ, nếu bạn luôn cho rằng sản phẩm bánh doanh nghiệp mình sản xuất có giá thành rẻ nhất trong tất cả các loại bánh cùng loại trên thị trường . Vậy thì, nếu một ngày nào đó, xuất hiện một doanh nghiệp B với sản phẩm bánh có chất lượng tương tự, nhưng giá thành rẻ hơn thì sao? Có phải lúc đó, doanh nghiệp của bạn sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh “mũi nhọn”?

  • Những định kiến hoặc suy nghĩ đã từng thử hết các phương án marketing nhưng không hiệu quả cũng là một trong những suy nghĩ “sai lầm”, dễ dẫn đến những quyết sách không đúng. Thực chất, suy nghĩ này xuất phát từ sự “lười”, trì trệ của doanh nghiệp, khi không muốn mất thời gian “đổi cũ thay mới”, từ con người, sản phẩm đến kênh phân phối…
Bí kíp làm marketing hiệu quả giúp SMEs chạm đến thành công 5
Đừng ngại “đổi cũ thay mới” khi làm marketing

IV. POKA Media hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, triển khai kế hoạch marketing hiệu quả

Suy cho cùng, cuộc chơi bây giờ với SME, không phải là ai bỏ nhiều tiền ra để làm marketing, bắt chước như thế nào, sao chép cái gì… mà là phải tìm ra cách làm marketing đúng, lên kế hoạch marketing hiệu quả với thực trạng doanh nghiệp của mình.

Thế nên, nếu bạn đã tìm ra hướng đi cho mình, thì điều đó quá tuyệt vời rồi! Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn loay hoay, vậy hãy tham khảo những thông tin, tài liệu mà POKA Media đã tổng hợp trong suốt khoảng thời gian “thực chiến”, hỗ trợ các doanh nghiệp.

Biểu mẫu lập kế hoạch marketing chi tiết cho 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng (download tại đây)

Các dịch vụ cố vấn – tư vấn:

Tư vấn chiến lược marketing tổng thể

Tư vấn chiến lược định vị thương hiệu

Hi vọng với những thông tin POKA chia sẻ trên đây, doanh nghiệp sẽ định hướng được tư duy cũng như xây dựng được kế hoạch marketing hiệu quả. Liên hệ ngay với Poka Media theo hotline 0969.549.245 để được tư vấn chi tiết về cách xây dựng và triển khai marketing hiệu quả cho SMEs bạn nhé!