SME ngành bánh kẹo gặp khó khăn gì khi thâm nhập thị trường? Nên xây dựng mô hình marketing tổng thể hiệu quả như thế nào?

  • 14/03/2022
  • 0 Bình Luận

Các nội dung về xây dựng mô hình marketing tổng thể hiệu quả cho SMES:

Lời mở đầu

Lựa chọn bánh kẹo, chúng ta thường nghĩ ngay đến các thương hiệu lớn như Kinh Đô, Orion, OneOne,… Bé hơn một chút thì có Bibica, Hữu Nghị, Richy,… Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) không thể chen chân vào mảng bánh kẹo. 

Tại Việt Nam vẫn tồn tại những cơ sở sản xuất bánh kẹo dạng hộ gia đình, nhỏ lẻ hoạt động nhiều chục năm nay. Tư duy của các doanh nghiệp này thường mang tính thời vụ, thậm chí tập trung nhái lại theo các thương hiệu nổi tiếng. 

Những năm gần đây, khi làm ăn khấm khá hơn, họ đã tích cực đầu tư trang thiết bị và các chiến lược bài bản hơn, nghiêm túc hơn. Hệ thống marketing đã bắt đầu biết bắt trend. Dân trong nghề gọi các SME này với cái tên “những chú ngựa ô ngành bánh kẹo”. 

Vậy liệu “những chú ngựa ô” này đã có mô hình marketing tổng thể hiệu quả hay chưa? Hãy cùng xem cách xây dựng mô hình marketing cho SME ngành bánh kẹo ngay sau đây. 

I. BÁNH KẸO – “NGỌT” VÀ “KHÔNG NGỌT” VỚI SME

1.1. Vì sao ngành bánh kẹo vẫn còn “đất diễn” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bánh kẹo là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, đây là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại nước ta. Theo số liệu của Bộ Công Thương, mức tăng trưởng doanh thu của ngành bánh kẹo rơi vào khoảng 15%/năm, tương đương 51 nghìn tỷ đồng.

Thứ hai, ngành bánh kẹo của Việt Nam vốn xuất phát từ các hộ gia đình. Đa phần các doanh nghiệp lớn đều khởi nghiệp nhỏ từ hình thức sản xuất gia truyền. Hiện nay những doanh nghiệp bánh kẹo lớn như Kinh Đô, Bibica, Hữu Nghị,…chiếm 31% thị phần tại Việt Nam, còn lại là của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy dư địa của ngành vẫn còn khá lớn.

Thứ ba, Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn dân số vàng. Độ tuổi lao động tại nước ta chiếm đến hơn 70%. Trong đó, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi là 25%. Đây là đối tượng có nhu cầu rất lớn về sử dụng các sản phẩm bánh kẹo. Do vậy, trẻ em chính là nguồn khách hàng dồi dào cho hiện tại và tương lai đối với các doanh nghiệp SME ở lĩnh vực bánh kẹo.

SME ngành bánh kẹo gặp khó khăn gì khi thâm nhập thị trường? Nên xây dựng mô hình marketing tổng thể hiệu quả như thế nào? 1
Bánh kẹo là ngành còn nhiều tiềm năng phát triển

Ngoài ra khi xét theo các tiêu chí khu vực, sản phẩm và theo kênh bán hàng thì cơ hội của các doanh nghiệp SME vẫn còn khá lớn:

  • Theo khu vực: Việt Nam vẫn có hơn 60% dân số sinh sống ở nông thôn. Tại đây, độ thâm nhập của các sản phẩm bánh kẹo vẫn còn thấp. Chưa kể vùng nông thôn, người ta không chú ý đến thương hiệu mà quan tâm đến giá cả nhiều hơn. Vì thế nếu các doanh nghiệp SME có thể sản xuất được những sản phẩm có giá thành rẻ thì hoàn toàn có thể đánh vào thị trường đầy tiềm năng này.
  • Theo sản phẩm: Bánh kẹo là ngành mà độ đa dạng sản phẩm cực kỳ cao. Các nhãn hiệu, mẫu mã, hương vị mới liên tục ra đời chỉ trong thời gian ngắn. Ngoài một số sản phẩm đã định vị sâu trong tâm trí khách hàng như Bánh Chocopie của Orion, Bánh gạo của Oneone, bánh quy bơ kem Cosy của Kinh Đô,… thì các sản phẩm bánh kẹo liên tục thay đổi. Các doanh nghiệp SME hoàn toàn có thể sáng tạo ra những loại bánh kẹo mới, bắt những trend mới phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Cơ hội cho họ còn rất nhiều, thậm chí có thể trở thành dẫn đầu trong một ngách thị trường nào đó. Ví dụ, loại kẹo tự làm Nougat, Bánh mềm ruốc Karo của Richy,…
  • Theo kênh: Ngày nay, nhu cầu mua sắm online đang bùng nổ. Bán hàng qua mạng tốn rất ít chi phí, hoàn toàn phù hợp với nguồn lực hạn chế của các doanh nghiệp SME. Vậy tại sao chúng ta lại bỏ lỡ thời cơ cực kỳ thuận lợi này?

1.2. Thách thức của các doanh nghiệp SME trong ngành bánh kẹo

Bên cạnh những thuận lợi rõ rệt kể trên, kinh doanh bánh kẹo còn tồn tại không ít những khó khăn trở ngại. Những khó khăn đó bao gồm:

Từ thị trường và người tiêu dùng: nhu cầu mua bánh kẹo của khách hàng là quanh năm. Các nhãn hiệu bánh kẹo mới liên tục ra đời khiến khách hàng khó lòng ghi nhớ được hết. Vì thế những thương hiệu nhạt nhòa nhanh chóng bị rơi vào quên lãng. Những trend về bánh kẹo nhanh nổi nhưng cũng nhanh biến mất. Vì thế trước khi quyết định giới thiệu sản phẩm nào tới khách hàng phải tính toán kỹ lưỡng, xác định rõ thời gian tồn tại của nó.

Từ đối thủ: trong ngành bánh kẹo đã tồn tại sẵn những tên tuổi lớn. Họ có nguồn lực khổng lồ, có kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing bài bản, chuyên nghiệp. Chưa kể họ còn thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng qua nhiều năm hoạt động. Thêm vào đó, hàng năm có nhiều các doanh nghiệp mới ra đời đánh vào mảng bánh kẹo. Vì thế sự cạnh tranh trong ngành hàng này là vô cùng khốc liệt.

Từ nội lực doanh nghiệp: các doanh nghiệp SME thường chưa có mô hình marketing tổng thể hiệu quả đúng chuẩn dành cho FMCG (Nhóm hàng tiêu dùng nhanh). Bên cạnh đó, chất lượng nhân sự làm marketing cũng chưa đạt yêu cầu khiến các chiến lược của công ty chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.

SME ngành bánh kẹo gặp khó khăn gì khi thâm nhập thị trường? Nên xây dựng mô hình marketing tổng thể hiệu quả như thế nào? 2
Các siêu thị, cửa hàng luôn tràn ngập các nhãn hiệu bánh kẹo khác nhau

II. MÔ HÌNH 7 BƯỚC XÂY DỰNG MARKETING TỔNG THỂ HIỆU QUẢ NGÀNH BÁNH KẸO

Là một “tân binh” trong ngành bánh kẹo, bạn không thể nào ngang nhiên đương đầu với những “ông lớn”. Các doanh nghiệp như Kinh Đô, Hữu Nghị, Oneone đã được thành lập nhiều năm, có rất nhiều kinh nghiệm và nguồn lực trong ngành hàng FMCG. Họ có thể mạnh về tài chính, có lực lượng nhân sự hùng hậu, lành nghề, có nhiều cơ sở sản xuất lớn. Và điều quan trọng nữa, các thương hiệu lớn đã có sự tin tưởng từ thị trường sau nhiều năm hoạt động.

Vậy giải pháp nào cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh được trong thời điểm này? Ngoài việc xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, các doanh nghiệp SME cần xây dựng một kế hoạch marketing tổng thể chuyên nghiệp, chặt chẽ. Có như vậy họ mới có thể vượt qua sóng gió thương trường và thành công trong tương lai. 

Nhưng hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang mơ hồ về việc lập mô hình marketing 3-6 tháng hiệu quả, chứ chưa nói đến 12 tháng hoặc lâu hơn. Vậy trong bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể những phương phát giúp doanh nghiệp lập mô hình marketing tổng thể hiệu quả.

2.1. Xác định mục tiêu marketing thêm từ khóa ngành hàng theo phương pháp SMART

Với nguồn lực hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch phù hợp. Một trong những phương pháp có thể áp dụng tốt để xác định kế hoạch, mục tiêu hiệu quả đó là SMART. Mục tiêu marketing cần đảm bảo theo các tiêu chí của SMART như sau:

  • S – Specific: Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng để bất kỳ ai trong công ty cũng có thể hiểu được.
  • M – Measurable: Mục tiêu phải đo lường được để kiểm tra xem liệu kết quả có đạt yêu cầu hay không.
  • A – Attainable: Mục tiêu phải có tính khả thi, nằm trong khả năng thực hiện của doanh nghiệp.
  • R – Realistic: Mục tiêu phải có tính thực tế. Những mục tiêu quá xa vời sẽ chỉ khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
  • T – Time bound: Mục tiêu phải có thời hạn hoàn thành.

Để cụ thể, hãy xem xét một số ví dụ về mục tiêu như sau:

– Đối với mục tiêu kinh doanh: Tăng trưởng doanh thu khu vực nông thôn của 6 tỉnh thành phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định) là 15% trong vòng 1 năm.

– Đối với mục tiêu marketing: Tiếp cận được tối thiểu 100,000 khách hàng trong 1 tháng thông qua mạng xã hội Facebook.

– Đối với mục tiêu truyền thông quảng cáo: 30% số người tiếp cận với các hoạt động quảng cáo tiếp thị của công ty nhớ về tên thương hiệu.

2.2. Xác định Khách hàng mục tiêu từ khóa ngành hàng là ai?

Khi lập kế hoạch marketing tổng thể, bạn cần xác định rõ ai là khách hàng của mình? Không ít các doanh nghiệp SME xác định sai tập khách hàng mục tiêu, hoặc tệ hơn là cho rằng tất cả mọi đối tượng đều là khách hàng của mình.

Bạn nên nhớ rằng nguồn lực của mình nhỏ, không thể so bì được với những ông lớn. Hãy thu hẹp tập khách hàng mục tiêu của mình sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh, thế mạnh lẫn khả năng của mình. Ở nội dung này, bạn cần xây dựng bản mô tả đối tượng một cách cụ thể. Chẳng hạn như phân khúc khách hàng bạn nhắm đến là những ai (theo các tiêu chí nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, thu nhập, tầng lớp xã hội…, vị trí địa lý, tâm lý học và hành vi).

Ví dụ, doanh nghiệp có hệ thống nhà máy sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì nên nhắm vào thị trường nông thôn miền Bắc, tránh các thành phố lớn nơi có sự cạnh tranh khốc liệt. Cụ thể hơn, nếu doanh nghiệp mạnh về đồ ăn vặt sẽ tập trung vào đối tượng 5-20 tuổi, cả nam và nữ. Hoặc doanh nghiệp kinh doanh bánh ăn dặm cho trẻ thì tập trung vào những phụ nữ 25-30 tuổi, đã có gia đình và thu nhập trung bình trở lên.

Nói tóm lại, nếu bạn là một “anh lính mới” trong mảng bánh kẹo, hãy trả lời chính xác cụ thể 4 câu hỏi sau:

  • Bạn có nhiều hay ít tập khách hàng mục tiêu?
  • Chân dung cụ thể của từng tập khách hàng là gì?
  • Nhu cầu của từng tập khách hàng như thế nào?
  • Nỗi đau từng tập khách hàng mục tiêu là gì?
SME ngành bánh kẹo gặp khó khăn gì khi thâm nhập thị trường? Nên xây dựng mô hình marketing tổng thể hiệu quả như thế nào? 3
Các tiêu chí phân khúc thị trường

2.3. Xác định chính xác đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành bánh kẹo

Trong marketing, việc xác định đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng. Nhưng không phải tất cả mọi doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo đều là đối thủ của chúng ta! Sẽ như thế nào nếu ta cạnh tranh trực tiếp với những thương hiệu khổng lồ như Kinh Đô, Orion, Oneone,…? Đó là điều không tưởng. Ta chỉ theo dõi họ để học hỏi, hay cùng lắm coi họ là đối thủ cạnh tranh gián tiếp mà thôi.

Để lập được một kế hoạch marketing tổng thể hiệu quả, SME cần xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp một cách rõ ràng. Tiêu chí của các đối thủ này bao gồm:

  • Cùng phân khúc khách hàng mục tiêu.
  • Quy mô, nguồn lực doanh nghiệp tương đương.
  • Bán cùng dòng sản phẩm với doanh nghiệp của bạn.

Tất cả các doanh nghiệp đáp ứng đủ 3 tiêu chí trên đều có thể được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Sau khi xác định đúng đối thủ, việc tiếp theo là phân tích xem họ có gì?. Ta nên tập trung phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp theo các tiêu chí sau:

  • Phân tích sản phẩm của đối thủ: Chúng có những điểm mạnh/điểm yếu gì so với sản phẩm của bạn? 
  • Phân tích khách hàng mà đối thủ đang hướng đến: Liệu tập khách hàng của họ có nằm hoàn toàn trong tập khách hàng của mình hay không? Đối tượng nào là chung, đối tượng nào là riêng? Có cách nào để biến khách hàng của đối thủ trở thành khách hàng của mình?
  • Đối thủ đang sử dụng chiến lược kinh doanh gì? Cạnh tranh về giá? Khác biệt hóa?
  • Chiến lược truyền thông, quảng cáo của đối thủ như thế nào? Có độc đáo, sáng tạo hay hiệu quả không? Có thể học hỏi gì từ họ để áp dụng  cho doanh nghiệp của mình hay không? Làm sao để các hoạt động marketing  của mình hiệu quả hơn của họ?

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Việc tìm hiểu kỹ đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng giúp ta luôn duy trì đoc thế cạnh tranh, đứng vững trên thị trường.

SME ngành bánh kẹo gặp khó khăn gì khi thâm nhập thị trường? Nên xây dựng mô hình marketing tổng thể hiệu quả như thế nào? 4
Xác định đúng đối thủ là vô cùng quan trọng

2.4. Tập trung Cải tiến sản phẩm cũ, phát triển sản phẩm mới để tạo lợi thế cạnh canh

Việc nghiên cứu 3 vấn đề: mục tiêu, khách hàng và đối thủ là để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược sản phẩm tốt hơn, đa dạng hơn. 

Bởi mục tiêu, khách hàng và đối thủ sẽ thay đổi, vì thế không thể nào áp dụng một sản phẩm cũ cho đối tượng mới, tình thế mới. 

Để cải tiến sản phẩm, doanh nghiệp SME có thể xem xét các chiến lược sau:

2.4.1. Đa dạng hóa sản phẩm

Giả sử doanh nghiệp đang kinh doanh chính ở mảng bánh quy. Nhưng thực tế nghiên cứu thị trường cho thấy, mảng này đang bị các đối thủ mới và cũ cạnh tranh quyết liệt. Thế là chúng ta có thể chuyển sang kinh doanh thêm kẹo Nougat – một sản phẩm mới tại Việt Nam và đang là trend trong vài năm qua. Chưa kể ta có thể đa dạng hóa thêm cho kẹo Nougat này như kẹo Nougat nhân dâu, sầu riêng, dưa hấu,… thay đổi các loại hạt trong kẹo để tạo ra những hương vị mới thu hút khách hàng.

2.4.2.  Tối ưu hệ sinh thái sản phẩm bằng phương pháp F-A-B-E

Phương pháp F-A-B-E là công cụ khá nổi tiếng để các doanh nghiệp có thể xây dựng được sản phẩm cho mình. Cụ thể sản phẩm sẽ được xây dựng với những tiêu chí như sau:

  • F (Feature): Đặc điểm nổi bật của sản phẩm 
  • A (Advantage): Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm là gì mà sản phẩm cũ không thay thế được.
  • B (Benefit): Lợi ích của sản phẩm là gì, có xứng đáng với số tiền khách hàng bỏ ra hay không?
  • E (Envidence): Cảm nhận của những người đã sử dụng sản phẩm trước đó.

2.4.3. Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm bằng Ma trận sản phẩm 5 cấp độ

Mỗi khách hàng đến với sản phẩm bằng những nhu cầu khác nhau. Vì thế doanh nghiệp cần xây dựng các cấp độ nhu cầu của khách hàng với sản phẩm để tạo ra chiến lược phát triển sản phẩm cho phù hợp.

Đối với ngành bánh kẹo, ta có ma trận sản phẩm 5 cấp độ như sau:

  • Cấp 1: Sản phẩm cốt lõi: Khách hàng mua bánh kẹo để ăn hoặc để tặng người khác.
  • Cấp 2: Sản phẩm cơ bản: Bánh kẹo có ngon hay không, có hợp khẩu vị không.
  • Cấp 3: Sản phẩm kỳ vọng: Bánh kẹo không chỉ ngon, hợp khẩu vị mà còn có bao bì đẹp, bắt mắt dễ dàng đem tặng.
  • Cấp 4: Sản phẩm bổ sung: thương hiệu bánh kẹo có nổi tiếng không? Dịch vụ vận chuyển, khuyến mãi như thế nào?
  • Cấp 5: Sản phẩm tiềm năng: trong tương lai, liệu có thể xuất hiện các loại bánh kẹo vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe, chữa được 1 số loại bệnh hay không?

Từ những nhu cầu trên của khách hàng, doanh nghiệp có thể xem xét xem mình có thể đáp ứng được đến cấp độ nào.

2.4.4. Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm dựa trên khác biệt hóa

Một sản phẩm ra thị trường nếu thiếu sự cạnh tranh thì coi như đã thất bại. Muốn cạnh tranh, nó phải có những đặc điểm mà các sản phẩm khác không có được, hoặc rất khó bắt chước. Để xây dựng lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải:

– Lựa chọn trong những sản phẩm đang có, sản phẩm nào có tính cạnh tranh nhất thì ưu tiên sản xuất và bán hàng.

– Tìm tòi sáng tạo ra các sản phẩm mới có những đặc tính độc đáo, đủ thu hút khách hàng mà trên thị trường chưa có. Để tạo ra các sản phẩm mới này, bạn có thể tham khảo những mặt hàng bánh kẹo ở nước ngoài nhưng chưa xuất hiện tại Việt Nam. 

Lời khuyên là bạn nên ưu tiên những sản phẩm ở những thị trường gần gũi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á. Ví dụ kẹo táo gai, kẹo mận khô Trung Quốc; bánh dừa lá dứa, bánh chuối của Thái Lan,… 

Khi hết ý tưởng bạn có thể mở rộng quy mô tham khảo các sản phẩm bánh kẹo ở châu Âu, châu Mỹ. 

2.5. Xây dựng các Kênh phân phối mới để tiếp cận người dùng một cách dễ dàng, nhanh chóng

Hiện nay các doanh nghiệp lớn trong ngành bánh kẹo đã có những kênh phân phối truyền thống như kênh GT, MT và KA. Nhìn chung chúng bao gồm hệ thống đại lý, siêu thị, cửa hàng giúp các sản phẩm bánh kẹo tiếp cận trực tiếp với khách hàng.

Những doanh nghiệp SME vẫn có thể tận dụng các kênh phân phối truyền thống như thế này. Nhưng cần lưu ý rằng giữa hằng hà sa số các thương hiệu lớn, các sản phẩm của SME rất khó có thể gây được ấn tượng với khách hàng.

Vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tập trung vào khai thác những kênh phân phối online như trên website, trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Tik Tok,…Chi phí để vận hành những kênh này vô cùng rẻ, lại có thể tiếp cận được khách hàng nhanh chóng, rộng rãi. Chưa kể ta có thể chạy quảng cáo nhắm đúng vào đối tượng khách hàng mục tiêu đã xác định từ trước.

SME ngành bánh kẹo gặp khó khăn gì khi thâm nhập thị trường? Nên xây dựng mô hình marketing tổng thể hiệu quả như thế nào? 5
SME nên tập trung vào các kênh phân phối online

Lựa chọn các kênh phân phối một cách khôn ngoan giúp doanh nghiệp SME tiết kiệm nguồn lực, đạt hiệu quả marketing tổng thể cao. Thêm vào đó, việc đa dạng các hình thức phân phối sản phẩm giúp doanh nghiệp tăng cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng.

2.6. Đẩy mạnh marketing bằng các hoạt động truyền thông – quảng cáo sáng tạo

Mặc dù xác định kênh online là kênh marketing chủ yếu, nhưng các doanh nghiệp SME cũng không nên dàn trải khắp các nền tảng trực tuyến. Vì làm như vậy đòi hỏi chi phí rất lớn. Chỉ những brand lớn mới đủ nguồn lực tài chính cho nhiều chiến dịch TVC, OOH, chạy quảng cáo trên Facebook, Youtube,..

Trong khi lập kế hoạch marketing tổng thể, hãy chỉ lựa chọn những kênh online phù hợp và tốt nhất. Giải pháp truyền thông quảng cáo cho các doanh nghiệp SME đó là:

– Ưu tiên các hoạt động marketing trọng tâm đó là những hoạt động có thể tiếp cận được nhiều người tiêu dùng với chi phí rẻ nhất, tỉ lệ ra đơn cao. Ví dụ bạn có thể bán hàng ở các hội nhóm, kênh zalo nhóm,…

– Sáng tạo trong việc đưa các hoạt động marketing offline lên môi trường online. Chẳng hạn, bạn kết hợp giữa việc tạo sự kiện khuyến mãi tại cửa hàng kết hợp livestream qua mạng xã hội; ghi lại những hoạt động thường ngày của nhân viên để thu hút người theo dõi,…

2.7. Triển khai hệ thống Đo lường, tối ưu minh bạch, rõ ràng

Nếu không có đo lường thì chúng ta sẽ không thể nào biết được liệu các hoạt động  marketing được triển khai hiệu quả hay không, hiệu quả tới mức nào. Vì thế, trước khi triển khai các hoạt động marketing, doanh nghiệp cần có ngân sách dự toán, và KPI cụ thể cho từng công việc. Đây là hình thức giúp doanh nghiệp đo lường và đưa ra các điều chỉnh kịp thời về cả KPI và ngân sách cho phù hợp với thực tế.

Để đo lường và tối ưu hóa mô hình marketing tổng thể, SME phải trả lời được các câu hỏi như:

– KPI có “khớp” với chiến lược marketing đề ra hay không?

– KPI dự kiến và KPI thực tế chênh lệch nhau nhiều hay ít?

– Ngân sách dự toán và ngân sách thực tế chênh lệch nhau nhiều hay ít?

Ví dụ, doanh nghiệp đang định hướng “tấn công” vào thị trường nông thôn. Vậy chỉ số KPI có thể đặt ra đó là “Phần trăm cư dân trong vùng biết đến thương hiệu bánh kẹo của bạn”, “hoặc “Chi phí chuyển đổi khách hàng”. Nếu doanh nghiệp muốn đánh vào kênh online thì ta có thể ra KPI là “% người xem quan tâm đến quảng cáo bánh kẹo”, “Tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng”…

III. MÔ HÌNH MARKETING TỔNG THỂ HIỆU QUẢ CỦA POKA MEDIA DÀNH CHO DOANH NGHIỆP SME NGÀNH BÁNH KẸO

Trong khuôn khổ một bài viết không thể diễn giải được hết những kế hoạch, mô hình marketing cho các ngành hàng. Vì thế để giúp các doanh nghiệp có hướng đi rõ ràng, xin giới thiệu bộ công cụ marketing thực chiến cực kỳ hiệu quả của Poka Media. 

Lợi thế của bộ công cụ này là bạn không cần phải là một chuyên gia marketing vẫn có thể áp dụng được. Poka Media đã biên soạn những “bí kíp” để các bạn có thể tham khảo miễn phí sau đây:

Bộ biểu mẫu lập kế hoạch marketing chi tiết

Chưa hết, Poka Media còn triển khai các dịch vụ:

Hãy liên hệ ngay đến hotline 0969.549.245 để được tư vấn về các mô hình marketing tổng thể hiệu quả một cách miễn phí nhé.