Trở thành Marketing Planner chuyên nghiệp với “bí kíp” 7 bước lập kế hoạch marketing tổng thể chuyên nghiệp

  • 18/01/2022
  • 0 Bình Luận

Cách lập Kế hoạch marketing tổng thể là từ khóa tìm kiếm hàng đầu của các Marketing Planner hoặc chuyên viên marketing có  định hướng trở thành Planner chuyên nghiệp hay Marketing Manager. Với những bạn mới “chân ướt chân ráo” vào nghề, để xây dựng được một kế hoạch marketing hoàn chỉnh quả không hề dễ dàng. Tuy nhiên với “bí kíp” 7 bước sau đây, việc lập Marketing Plan sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết!

Mục lục

1. Kế hoạch Marketing là gì?

Định nghĩa

Kế hoạch marketing (Marketing Plan) được hiểu là một văn bản pháp lý, trong đó mô tả định hướng chiến lược cũng như cách thức tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Kế hoạch này được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định và hướng tới các mục tiêu  khác nhau (thương hiệu, sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, phân khúc thị trường, khu vực thị trường địa lý, các nhóm khách hàng…

Kế hoạch marketing là một kế hoạch chức năng trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Đem đến cho doanh nghiệp công cụ hữu hiệu để quản lý các hoạt động marketing. Các Marketing Manager (nhà quản trị marketing) và Strategic Planning Manager sẽ dựa trên kế hoạch marketing làm cơ sở tổ chức thực hiện.

Kế hoạch Marketing là cơ sở để doanh nghiệp tổ chức, thực hiện các hoạt động marketing
Kế hoạch Marketing là cơ sở để doanh nghiệp tổ chức, thực hiện các hoạt động marketing

Đặc điểm

  • Mỗi kế hoạch marketing đều được phân loại theo một khoảng thời gian (Ngắn – Trung – Dài hạn) để thực hiện một mục tiêu marketing, kinh doanh khác nhau
  • Một kế hoạch marketing bài bản thường bao gồm các nội dung chính như: phân tích cơ bản về thị trường, chỉ ra thị trường mục tiêu, đặt ra mục tiêu marketing cụ thể, ước tính ngân sách, đưa ra các biện pháp marketing kèm theo thời gian thực hiện…
  • Dựa trên kế hoạch marketing, doanh nghiệp có thể đánh giá và đo lường kết quả thu được sau mỗi chiến dịch marketing
  • Là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu đồng thời tìm kiếm triển vọng phát triển trong tương lai
  • Hướng tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng thương hiệu, tăng doanh số bán hàng…

2. Tại sao các doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch Marketing bài bản?

Có bao giờ bạn tự hỏi, kế hoạch marketing có vai trò như thế nào và đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Nhìn chung, doanh nghiệp nên xây dựng Marketing Plan hoàn chỉnh vì 5 lý do sau đây:

2.1 Giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu, định hướng nên làm cái gì?

“Bạn phải biết mình muốn gì thì mới đạt được nó” (Gertrude Stein). Trong kinh doanh cũng vậy, doanh nghiệp cần xác định những mục tiêu cụ thể thì mới có động lực phấn đấu để đạt được mục tiêu đó.

Bản kế hoạch marketing có nhiệm vụ mô tả chi tiết từng marketing objectives trùng khớp và bổ trợ cho mục tiêu kinh doanh của công ty. Cùng với đó là thứ tự ưu tiên của từng mục tiêu, xác định KPIs và các đầu công việc cần làm. Giúp doanh nghiệp hiểu được đâu là những mục tiêu cốt lõi cần được hiện thực hóa trước tiên. Mục tiêu nào kém quan trọng hơn và có thể thực hiện sau.

Mục tiêu Marketing theo mô hình SMART được áp dụng phổ biến hiện nay
Mục tiêu Marketing theo mô hình SMART được áp dụng phổ biến hiện nay

2.2 Giúp doanh nghiệp chủ động, linh hoạt trong huy động, phân bổ nguồn lực

Kế hoạch marketing mẫu là cơ sở tổ chức thực hiện và điều khiển, giúp doanh nghiệp huy động, phân bổ nguồn lực một cách linh hoạt, chủ động và hiệu quả nhất. Đồng thời marketing plan cũng là nền tảng để bộ phận marketing biết được các đầu mục công việc được phân công cho nhân viên nào, ngân sách dành cho marketing là bao nhiêu, các giai đoạn thời kỳ của kế hoạch…

2.3 Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, không bị động phụ thuộc vào nhân sự marketing

Trong mỗi marketing plan, mỗi hoạt động marketing đều đã được dự trù sẵn mức ngân sách nhất định. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng “over budget” trong quá trình triển khai các chiến dịch truyền thông quảng bá.

Với bản kế hoạch marketing trong tay, các nhà quản trị sẽ truyền thông một cách dễ dàng tới tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Đảm bảo kế hoạch đã định được thực hiện một cách đồng bộ nhất.

Một khi kế hoạch marketing đã được ban lãnh đạo phê duyệt thì các bộ phận liên quan sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nhân sự Inhouse hoặc Thuê ngoài đều được, miễn là đạt hiệu quả cao. Vì vậy bất cứ sự điều chỉnh nào về nhân sự đều không làm ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

2.4 Là căn cứ kiểm soát, đo lường và tối ưu các hoạt động marketing

Mỗi chiến dịch marketing đều phải bao gồm KPIs, mục tiêu (Objectives), dự kiến lỗ lãi (Projected Profit-and-Loss Statement), giám sát tiến trình thực hiện (Controls)… Đây là những căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát, đo lường và tối ưu các hoạt động marketing một cách hiệu quả.

Thị trường luôn biến động khó lường, vì vậy doanh nghiệp cần đánh giá, kiểm tra liên tục để nhận biết công cụ nào đang phát huy tốt vai trò, chiến lược nào đang bộc lộ yếu điểm… Từ đó đưa ra những sự thay đổi kịp thời để đạt được mục tiêu, tránh lãng phí nguồn lực.

Kế hoạch marketing mẫu là căn cứ kiểm soát, đo lường các hoạt động marketing
Kế hoạch marketing mẫu là căn cứ kiểm soát, đo lường các hoạt động marketing

2.5 Giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên 4 chiến lược cốt lõi: Sản Phẩm – Giá – Kênh phân phối – Truyền thông

Có 4 yếu tố then chốt làm nên lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp đó là:

  • Sản Phẩm (Product): Sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh
  • Giá (Price): Chiến lược tiếp cận về Giá sản phẩm/dịch vụ, chính sách giá cả
  • Place (Kênh phân phối): Quy trình vận chuyển và các địa điểm phân phối sản phẩm/dịch vụ
  • Truyền thông (Promotion): Các kênh truyền thông, quảng cáo… về lợi ích, giá trị của sản phẩm/dịch vụ

Kế hoạch marketing được xây dựng dựa trên 4 chiến lược cốt lõi trên sẽ giúp doanh nghiệp xác định được customer insights – những vấn đề (pains), nhu cầu (gains)… ẩn sâu bên trong tác động tới hành vi mua sắm của khách hàng. Từ đó biến insight khách hàng thành chiến lược thương hiệu và những ý tưởng đột phá (Translating Consumer Insights into Brand Strategies & Big Ideas). Giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ và sáng tạo nhiều mặt hàng hơn đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

3. Marketing Planner nên bắt đầu xây dựng kế hoạch Marketing vào thời điểm nào là thích hợp nhất?

Có nhiều doanh nghiệp khá “thờ ơ” hoặc chưa xác định được thời điểm xây dựng kế hoạch marketing thích hợp. Dẫn tới tình trạng lãng phí nhiều nguồn lực, các hoạt động marketing không mang lại hiệu quả… Sau đây là những thời điểm “vàng” để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch marketing từ tổng thể tới chi tiết và bài bản:

  • Doanh nghiệp đang kinh doanh không hiệu quả (không thu hút/ giữ chân được khách hàng…). Bạn đoán được vấn đề nằm ở marketing mà chưa biết cách khắc phục như thế nào?
  • Doanh nghiệp đã có định hướng chiến lược kinh doanh/marketing, nhưng lại không biết xây dựng một kế hoạch marketing tổng thể?
  • Doanh nghiệp tốn rất nhiều tiền để thuê và duy trì nhân sự phòng marketing. Nhưng hoạt động không hiệu quả, tất cả các hoạt động marketing rất manh mún, chưa có sự thống nhất đồng bộ, mạnh ai người đó làm…
  • Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nhân sự marketing để lấy tiền tập trung triển khai?

Nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi khi nào là thời điểm thích hợp để lên kế hoạch marketing 3 - 6 - 12 tháng

Nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi khi nào là thời điểm thích hợp để lên kế hoạch marketing 3 – 6 – 12 tháng

4. 7 bước lập kế hoạch marketing hiệu quả, bài bản cho doanh nghiệp mà bất cứ Marketing Planner chuyên nghiệp nào cũng phải nằm lòng

Sau đây là kế hoạch marketing tổng thể gồm 7 bước “tối hậu” giúp doanh nghiệp triển khai các hoạt động marketing một cách hiệu quả nhất:

4.1 Bước #1: Xác định các mục tiêu marketing chính

Để xác định chính xác mục tiêu marketing, trước hết doanh nghiệp cần trả lời được 3 câu hỏi sau:

Mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp bạn mong muốn đạt được (trong ngắn – trung – dài hạn) là gì?

Mục tiêu kinh doanh thông thường có 4 loại  là Doanh số (Brand Sales), Thị phần (Brand Share), Tăng trưởng (Brand Growth) và Lợi nhuận (Brand Profit).

Các mục tiêu kinh doanh cụ thể mà bạn có thể đặt ra là tăng trưởng doanh thu 20% so với năm ngoái, đạt tỷ lệ tăng trưởng khách hàng mới 5%, doanh số dự kiến 5 tỷ VNĐ theo tháng/quý…

Mục tiêu marketing mà doanh nghiệp bạn cần đạt được để hoàn thành mục tiêu kinh doanh? Có 2 loại nhóm mục tiêu marketing chính như sau: 

  • Market Penetration: được hiểu là các mục tiêu nhằm Tăng cường mức độ thâm nhập thị trường của sản phẩm và giành lấy “miếng bánh thị phần”. 
  • Thay đổi Hành vi tiêu dùng: Bao gồm Frequency (Tần suất mua hàng), Consumption (Mức tiêu thụ), Choice (Lựa chọn) và Loyalty (Mức độ trung thành).

Cụ thể, bạn có thể đặt ra các mục tiêu marketing như đạt 5.000 khách hàng mới, 3.000 khách hàng mua lại, giá trị đơn hàng tăng 10% so với cùng kỳ…

Mục tiêu truyền thông và quảng cáo mà doanh nghiệp bạn cần phải có để hoàn thành mục tiêu marketing là như thế nào??

Mục tiêu truyền thông và quảng cáo liên quan tới các yếu tố về Nhận biết Thương Hiệu (Brand Awareness), Thuộc tính Thương hiệu (Key Attributes), Chất lượng Sáng tạo và Hiệu quả Kênh truyền thông.

  • Một số gợi ý đặt mục tiêu truyền thông và quảng cáo là: 
  • số người biết tới thương hiệu tăng 20% so với cùng kỳ, 
  • đạt số lượng 5.000 Lead khách hàng tiềm năng, 
  • số lượng tương tác của khách hàng tăng 20% so với cùng kỳ…
Xác định chính xác các mục tiêu marketing là bước đầu trong việc lập kế hoạch marketing tổng thể chuyên nghiệp
Xác định chính xác các mục tiêu marketing là bước đầu trong việc lập kế hoạch marketing tổng thể chuyên nghiệp

4.2 Bước #2: Nghiên cứu, khảo sát và phân tích về khách hàng mục tiêu

Khi nghiên cứu về các khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần tìm được lời giải đáp cho những câu hỏi sau:

Doanh nghiệp bạn có 1 hay nhiều tập Khách hàng mục tiêu?

Doanh nghiệp cần xác định số lượng tập Khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó phân tích, đánh giá để lựa chọn các phân khúc/ tập khách hàng phù hợp với nguồn lực và các chiến lược marketing đã đề ra.

Chân dung của từng tập Khách hàng như thế nào?

Khi xác định phân khúc/ tập Khách hàng mục tiêu tiềm năng nhất. Marketing Planner  cần thực hiện vẽ chân dung khách hàng mục tiêu một cách chân thực nhất:

  • Hình dung diện mạo (Avatar) mô tả gần nhất với khách hàng mục tiêu của nhãn hàng . Các cụ nhà ta có câu “nhìn mặt mà bắt hình dong”.
  • Chỉ ra các đặc điểm Nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu, bao gồm Giới tính, Độ tuổi, Nghề nghiệp – Chức vụ, Nơi sinh sống, Thu nhập…
  • Chỉ ra các đặc điểm Tâm lý học của khách hàng mục tiêu, ví dụ như Tính cách, Sở thích…
  • Ai/ Đối tượng nào sẽ ảnh hưởng tới hành vi và quyết định của khách hàng

Nhu cầu của từng tập Khách hàng?

Nhu cầu là những mong muốn cần được thỏa mãn của các khách hàng. Những nhu cầu này xuất phát từ bên trong bản thân của mỗi người, phản ánh phần nào tâm lý, sở thích, tính cách… của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp có thể nắm được nhu cầu khách hàng thông qua phân loại nhóm khách hàng, điều tra nhân học, profile, nghiên cứu xu thế và phong cách sống, tâm lý khách hàng… Trong kinh doanh, việc xác định nhu cầu khách hàng có thể dựa trên tháp nhu cầu Maslow.

Tháp nhu cầu Maslow là cơ sở để xác định nhu cầu khách hàng trong kế hoạch marketing mẫu
Tháp nhu cầu Maslow là cơ sở để xác định nhu cầu khách hàng trong kế hoạch marketing mẫu

Nỗi đau mà từng tập Khách hàng gặp phải?

Nỗi đau của khách hàng (Paint Point) là những vấn đề mà khách hàng gặp phải gắn liền với các hoạt động mua sắm nói chung hoặc liên quan trực tiếp tới sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. “Nỗi đau” của khách hàng bao gồm

  • Nỗi đau tài chính (Financial Paint Point)
  • Nỗi đau thời gian (Productivity Pain Point)
  • Nỗi đau quá trình (Process Pain Point)
  • Nỗi đau về sự hỗ trợ (Support Pain Point)
  • v.v.v

Để tìm ra những vấn đề nhức nhối mà khách hàng đang phải đối mặt,.Các Marketers cần thực hiện các nghiên cứu thị trường (định tính, định lượng), khảo sát khách hàng (Focus group, Social listening…)… để có những ý tưởng marketing phù hợp 

4.3 Bước #3: Nghiên cứu, đánh giá các đối thủ trực tiếp – gián tiếp

Trong binh pháp Tôn Tử, có viết “Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”, dựa trên ý tứ của Tôn Tử mà chúng ta có “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Đó là kinh nghiệm sống của người xưa được đúc kết hàng ngàn năm.

Nên việc hiểu về đối thủ là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành bại cho cả kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Do đó, Trong quá trình nghiên cứu và đánh giá các đối thủ tiềm năng, có một số câu hỏi mà doanh nghiệp cần tìm được lời giải đáp:

Sản phẩm cạnh tranh chính của đối thủ là gì?

Mô tả, liệt kê thông tin về các sản phẩm chính của đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp bạn

Đối thủ có chiến lược giá gì?

Mô tả thông tin về giá bán của các sản phẩm chính mà đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp bạn đang kinh doanh. Từ đó tìm ra chiến lược về giá bán của đối thủ.

Đối thủ có những kênh phân phối nào? Tập trung vào đâu?

Mô tả thông tin về các kênh phân phối (KPP) của đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả KPP trực tiếp và gián tiếp. Chỉ rõ các KPP này tập trung ở đâu, chiến lược phát triển KPP là gì…

Các hoạt động Truyền thông – Quảng cáo – Khuyến mại của đối thủ như thế nào?

Nghiên cứu và phân tích các hoạt động truyền thông, quảng cáo, chiến lược khuyến mại của đối thủ cạnh tranh.

Sau khi đã thực hiện xong các hoạt động nghiên cứu và phân tích, doanh nghiệp bạn cần tổng kết về điểm mạnh/điểm yếu của đối thủ theo mô hình 3C.

Phân tích các đối thủ cạnh tranh là một bước quan trọng khi lập kế hoạch marketing tổng thể
Phân tích các đối thủ cạnh tranh là một bước quan trọng khi lập kế hoạch marketing tổng thể

4.4 Bước #4: Thiết kế, Đề xuất giải pháp giá trị cho sản phẩm/dịch vụ chiến lược

Có 2 cấp độ quan trọng để xây dựng và phát triển sản phẩm/dịch vụ được áp dụng phổ biến hiện nay. Đó là:

Cấp độ 1: Đa dạng hóa sản phẩm (Product Portfolio)

Đa dạng hóa sản phẩm được hiểu là đa dạng hóa danh mục sản phẩm (Product Portfolio) mà doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh. Để đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp có thể dựa trên những sản phẩm truyền thống để sáng tạo và cải biến ra những loại sản phẩm mới, nhập ngoại sản phẩm… Có các loại đa dạng hóa như đa dạng hóa đồng tâm, hàng ngang hay hàng dọc.

Cấp độ 2: Xây dựng “Ma Trận Sản Phẩm 5 Cấp Độ theo F-A-B-E”

“Ma Trận Sản Phẩm 5 Cấp Độ theo F-A-B-E” bao gồm những yếu tố sau đây

  • Đặc điểm sản phẩm (F): Mô tả nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, quy trình, quy cách sản xuất… của sản phẩm. Chỉ nên liệt kê nhiều nhất là 5 đặc điểm, sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần.
  • Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm (A): Chỉ ra các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trong số các đặc điểm đã nêu ra. Chỉ nên liệt kê nhiều nhất là 5 lợi thế.
  • Lợi ích, giá trị đem lại cho khách hàng (B): Các đặc điểm sản phẩm đem đến cho khách hàng lợi ích gì. Chỉ nên liệt kê tối đa 5 lợi ích, sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần.
  • Bằng chứng, lý do để tin (E): Lý do để tạo nên sự tin cậy, sự cam kết của thương hiệu (đánh giá từ khách hàng, video giới thiệu nguồn gốc sản phẩm, video quy trình sản xuất…). Chỉ nên liệt kê tối đa 5 bằng chứng.
Mô tả sản phẩm theo mô hình F-A-B-E trong kế hoạch marketing mẫu
Mô tả sản phẩm theo mô hình F-A-B-E trong kế hoạch marketing mẫu

4.5 Bước #5: Xây dựng và phát triển Kênh phân phối 

Kênh phân phối (distribution channel) là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động đưa sản phẩm tới tay khách hàng. Hiện nay kênh phân phối thường được chia làm 2 nhóm chính là:

  • Kênh Online:gồm Website, Facebook, Instagram, YouTube, Tiktok, Ecom…
  • Kênh Offline: gồm Kênh GT (truyền thống), Kênh MT (hiện đại, siêu thị), Kênh KA…)

4.6 Bước #6: Xác định các hoạt động truyền thông, quảng cáo chủ đạo

Kênh Truyền thông là những con đường mà doanh nghiệp lựa chọn để truyền tải thông điệp về sản phẩm tới các khách hàng.

Kênh Quảng cáo là là những hình thức sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng có trả phí để truyền thông thương hiệu, sản phẩm…

Hiện nay có 2 hình thức truyền thông, quảng cáo chính là

  • Owned Media: Các kênh truyền thông, quảng cáo mà nhãn hàng sở hữu (Ví dụ như Website, Facebook, Instagram, YouTube, Tiktok, Ecom…)
  • Paid Media: Các kênh truyền thông, quảng cáo phải trả phí (bao gồm Facebook Ads, Tiktok Ads, Google Ads, PR…)

Sau khi đã xác định được các hoạt động truyền thông, quảng cáo chính. Doanh nghiệp cần xác định mức độ ưu tiên, vai trò và chiến lược nội dung của từng kênh trong kế hoạch marketing.

4.7 Bước #7: Kế hoạch đo lường, tối ưu hóa khi triển khai marketing

Để đo lường và tối ưu hóa khi triển khai các hoạt động marketing, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • KPI có theo sát mục tiêu marketing đã đề ra hay không?
  • So sánh KPI dự kiến và KPI thực tế chênh lệch thế nào?
  • So sánh ngân sách dự kiến và Ngân sách thực tế khác nhau ra sao?

5. Túm lại, vậy làm thế nào để trở thành Marketing Planner chuyên nghiệp? Và có thể lập được các kế hoạch marketing tổng thể chuyên nghiệp một cách đơn giản?

Bạn cần nắm và hiểu rõ và nằm lòng “Quy trình 7 bước lập kế hoạch marketing” ở trên

Quy trình 7 bước lập kế hoạch marketing là bí kíp mà bất cứ Marketing Planner nào cũng phải nằm lòng. “Gốc có vững thì cây mới bền”, quy trình 7 bước này đóng vai trò vô cùng quan trọng, bao quát mọi khía cạnh của marketing và là nền tảng để doanh nghiệp triển khai các hoạt động truyền thông, quảng bá… một cách hiệu quả nhất. 

Bạn phải hiểu rõ tình hình và bối cảnh hiện tại của doanh nghiệp mình

Việc lập kế hoạch marketing không thể được thực hiện một cách dập khuôn, cứng nhắc theo kiểu “sản xuất hàng loạt” hay “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Bởi mỗi doanh nghiệp lại có những đặc thù khác nhau về lĩnh vực kinh doanh, thương hiệu, phân khúc khách hàng, quy mô vốn, nguồn nhân lực… 

Chính vì vậy doanh nghiệp cần hiểu rõ tình hình kinh doanh, bối cảnh hiện tại của mình để áp dụng quy trình 7 bước một cách linh hoạt nhất.

Kinh nghiệm và bài học quý giá chỉ xuất hiện khi bạn đủ “10,000 giờ bay” – ”Quy tắc 10000 giờ” của Malcolm Gladwell 

Nếu đã có dịp đọc qua cuốn sách “Những kẻ xuất chúng: Câu chuyện thành công” của Malcolm Gladwell, chắc hẳn bạn cũng đã biết sơ qua về “Quy tắc 10000 giờ”. Để trở thành một Marketing Planner “lão luyện”, bạn cần tới 10000 giờ “luyện tập có chủ đích” (Deliberate-practice).

Điều này có nghĩa là bạn phải không ngừng trau dồi, rèn luyện, mở mang kiến thức cho bản thân trong khoảng thời gian trung bình là 10 năm (nếu tính mỗi năm là 1000 giờ, mỗi tuần 20 giờ và mỗi ngày 3 giờ rèn luyện).

Con số 3 tiếng tưởng chừng như khá ít ỏi, nhưng nếu từng ngày trôi qua bạn lại học hỏi thêm được những điều mới mẻ thì chắc chắn, trình độ chuyên môn và kỹ năng của bạn sẽ ngày càng được cải thiện. Ngược lại, nếu cứ mãi tự tin với những kiến thức đã nắm vững rồi thì bạn sẽ luôn luôn “dậm chân tại chỗ”. 

Nếu đang “đau đầu” với việc lập kế hoạch marketing, thì bộ kế hoạch 30/60/90-Day Marketing Plan dưới đây sẽ là lời giải đáp hoàn hảo cho mọi thắc mắc của doanh nghiệp. Đây là bộ công cụ vô cùng mạnh mẽ và đơn giản, giúp chúng ta xây dựng được một kế hoạch/ chiến dịch Marketing chi tiết cho 30/60/90 ngày chỉ trên một file excel.

Bộ công cụ được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia thực chiến ở cả 2 phía “Client” và “Agency”. Chắc chắn sẽ giải quyết được triệt để tất cả các vấn đề về Marketing của bạn

Bộ công cụ này dành cho ai?

  • CEO / Giám đốc marketing
  • Trưởng Phòng Marketing và Kinh Doanh
  • Team Leader

Bộ công cụ này ghê gớm như thế nào?

  • Bạn không cần sở hữu một “KHO” kiến thức Marketing
  • Chỉ cần 1 nhân sự là XONG
  • Siêu nhanh trong 3-4 ngày
  • Chi tiết & tính khả thi cao

Dịch vụ: