Lạm phát không còn là khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp SMEs. Vậy làm thế nào để xây dựng được kế hoạch marketing hiệu quả trong bối cảnh lạm phát năm 2022 này? Cùng POKA MEDIA tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Lạm phát là gì? Thách thức cho doanh nghiệp SME Việt Nam trong bối cảnh lạm phát
1.1. Lạm phát là gì?
Lạm phát là gì? Về lý thuyết khái niệm lạm phát được hiểu là sự tăng giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung ngày một tăng cao thì một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa, dịch vụ hơn so với trước khi lạm phát. Do đó, tóm lại, lạm phát là khái niệm phản ánh sự suy giảm của sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Dễ hiểu hơn, bạn có thể hiểu về lạm phát thông qua 2 ví dụ dưới đây:
- Ví dụ 1: 1 tháng bình thường bạn có thể mua được 10kg gạo với 2.000.000 VNĐ (tính trung bình 200.000 VNĐ/kg). Tuy nhiên hiện nay, bạn chỉ mua được 8kg đó với 2.000.000 VNĐ, nghĩa là giá gạo đã lên là 250.000 VNĐ/kg. Như vậy chính là lạm phát.
- Ví dụ 2: Đối với việc kinh doanh của một doanh nghiệp, nếu đầu năm bạn bán cho khách hàng đơn hàng 100 triệu đồng, nhưng cho đến cuối năm khách hàng mới thanh toán đơn hàng đó. Lúc này, sức mua của 100 triệu đồng đó chỉ ngang với 60 triệu đồng lúc đó. Nghĩa là bạn sẽ mua được ít hàng hơn số hàng đầu năm bạn bán đi với 100 triệu đồng. Đây chính là biểu hiện của lạm phát.
1.2. Bối cảnh lạm phát trên thế giới và tại Việt Nam
Do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid đến nền Kinh tế toàn cầu, năm 2022 dự đoán sẽ là một năm lạm phát cao trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, lạm phát ở Mỹ đã đạt tốc độ nhanh nhất trong vòng 40 năm qua. Vào tháng 12/2021, Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) đã tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Do đó, người dân ở Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng giá cả của mọi từ ô tô, xăng dầu, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu đều tăng lên chóng mặt. Còn tại Việt Nam, theo đánh giá của Việt trưởng Viện Kinh tế tài chính Nguyễn Bá Minh thì trong năm 2022, mức CPI bình quân được dự báo sẽ tăng từ 2% đến 3% so với năm 2021.
1.3. Những ảnh hưởng của lạm phát tới doanh nghiệp Việt Nam
Một số ảnh hưởng tiêu biểu của lạm phát nền kinh tế đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam đó là:
- Khi lạm phát diễn ra ngày càng cao thì đồng nghĩa với việc chi phí đầu vào sẽ tăng nhanh. Điều này khiến các doanh nghiệp buộc phải tăng giá sản phẩm dẫn đến sản phẩm mất đi lợi thế cạnh tranh về giá hoặc doanh nghiệp sẽ dần mất đi khách hàng vì giá sản phẩm cao.
VD: Khi bạn kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng. Giá xăng tăng lên do lạm phát kéo theo các lương thực như rau xanh, thịt,… các nguyên liệu đầu vào của bạn tăng giá. Bên cạnh đó, giá xăng tăng còn khiến phí vận chuyển cũng như ship hàng tăng lên. Nhiều chi phí đầu vào tăng lên bạn sẽ buộc phải tăng giá đồ ăn và dịch vụ tại nhà hàng để có thể cân đối tài chính.
- Lạm phát ngày càng cao sẽ khiến thu nhập của người tiêu dùng giảm đi, bởi với cùng số lương tháng đó họ sẽ tiêu dùng được ít hơn. Do đó, nghiễm nhiên người tiêu dùng sẽ tự động thắt chặt chi tiêu, giảm thiểu dần các nhu cầu, đặc biệt là đối với các mặt hàng không thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.
2. Giải pháp để triển khai kế hoạch marketing hiệu quả trong bối cảnh lạm phát cao
Với các doanh nghiệp SMEs, kịch bản marketing trong giai đoạn lạm phát đó chính là ngân sách marketing sẽ bị cắt giảm, nhưng hiệu quả cho các kế hoạch marketing phải tăng lên, đặt biệt là theo hướng “ra Sales”.
Để xây dựng được kế hoạch marketing hiệu quả, các doanh nghiệp cần áp dụng mô hình 7 bước xây dựng kế hoạch marketing tổng thể. Đây chính là bí kíp để các doanh nghiệp có thể triển khai marketing trong bối cảnh đầy thách thức để tối ưu tối đa ngân sách và đạt hiệu quả cao. Cụ thể 7 bước triển khai marketing như sau:
2.1. Xác định mục tiêu SMART
Trong bối cảnh lạm phát ngày càng tăng cao như hiện nay thì vấn đề mà các doanh nghiệp SMEs gặp phải đó chính là ngân sách cho marketing bị giảm. Như vậy, các kế hoạch marketing sẽ cần tối ưu để tập trung vào một mục tiêu thay vì xử lý nhiều mục tiêu cùng một lúc như trước đây.
Vậy làm thế nào để xác định được mục tiêu quan trọng nhất cần thực hiện? Các doanh nghiệp SMEs cần xác định được mục tiêu ưu tiên theo quy tắc SMART. Nghĩa là mục tiêu ưu tiên của doanh nghiệp hiện tại cần phải đạt đủ 5 điều kiện dưới đây:
- S – Specific: Mục tiêu cần cụ thể, dễ hiểu. Mục tiêu càng cụ thể càng chứng tỏ khả năng đạt được càng cao.
- M – Measurable: Tiêu chí tiếp theo là mục tiêu phải cân, đo, đong, đếm được. Bởi các doanh nghiệp SMEs sẽ cần biết chính xác khi đạt được mục tiêu các doanh nghiệp sẽ đạt được những gì và đạt được bao nhiêu.
- A – Attainable: Tính khả thi cũng là điều mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi đặt mục tiêu trong kế hoạch marketing.
- R – Realistic: Tính thực tế trong mục tiêu đó chính là bạn cần tính toán số lượng nhân sự, khả năng, thời gian, tài chính,… của doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu hay không?
- T – Time bound: Bất kỳ một mục tiêu nào bạn đề ra cũng cần có một khoảng thời gian cụ thể để thực hiện và hoàn thành.
2.2. Khách hàng mục tiêu trong bối cảnh “lạm phát” này là ai?
Nếu như trước lạm phát, doanh nghiệp của bạn cùng lúc đánh nhiều tập khách hàng, thì khi lạm phát xảy ra, ngân sách cho các kế hoạch marketing bị giảm sẽ rất khó để bạn đánh được nhiều tập khách hàng.
Như vậy, điều các doanh nghiệp SMEs cần làm ngay lúc này đó chính là tập trung đánh vào tập khách hàng mục tiêu mới trong bối cảnh lạm phát. Các doanh nghiệp sẽ cần phải đánh giá lại các tập khách hàng cũ để xem đâu mới là tập khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp trong bối cảnh lạm phát.
Để xác định được khách hàng mục tiêu trong giai đoạn này, các doanh nghiệp SMEs cần trả lời được các câu hỏi dưới đây:
- Bạn có một hay nhiều khách hàng mục tiêu?
- Chân dung của từng tập khách hàng?
- Nhu cầu của từng tập khách hàng ra sao?
- Nỗi đau mà từng tập khách hàng đang gặp phải là gì?
Theo đó, các doanh nghiệp cũng cần chia tập khách hàng ra theo thời gian, theo kênh, hoặc theo khu vực,…. Cách chia tập khách hàng sẽ tùy thuộc vào đặc thù ngành hàng và tình hình của doanh nghiệp trong bối cảnh lạm phát.
Một số giải pháp mà các doanh nghiệp có thể tham khảo để áp dụng đó là:
- Đối với khách hàng: nên lựa chọn thanh toán theo hình thức trả ngay, hoặc kỳ hạn nợ ngắn hơn để giảm tối đa tác động của lạm phát hoặc các doanh nghiệp phải đưa ra điều khoản tính lãi cho khách hàng trả sau.
- Đối với nhà cung cấp: Doanh nghiệp SMEs nên lựa chọn trả sau, có thể chấp nhận điều kiện là giá sản phẩm sẽ cao hơn một chút.
- Về thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp không nên thay đổi. Nhưng các doanh nghiệp cần lưu ý thay đổi thứ tự ưu tiên khách hàng để phản ảnh/quản lý rủi ro tài chính.
2.3. Xác định rõ đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh lạm phát
Trong bối cảnh lạm phát cao, doanh thu giảm dần nên dĩ nhiên ngân sách dành cho các kế hoạch marketing plan phải giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp SMEs sẽ khó cạnh tranh với nhiều đối thủ cùng một lúc. Do đó, lúc này, bạn nên thay đổi đối thủ cạnh tranh cho phù hợp với với mục tiêu mới trong giai đoạn lạm phát.
Một số điều các doanh nghiệp SMEs cần phân tích từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình đó là:
- Phân tích kỹ sản phẩm của doanh nghiệp đối thủ để tìm ra điểm mạnh/ điểm yếu so với các sản phẩm của mình.
- Khách hàng của đối thủ cạnh tranh trực tiếp là ai? Hiểu rõ khách hàng của đối thủ và khách hàng của mình sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tung ra những chương trình marketing hấp dẫn để biến khách hàng đối thủ thành khách hàng của mình.
- Chiến lược giá mà đối thủ cạnh tranh đang áp dụng là gì? Khi biết được chiến lược giá mà đối thủ cạnh tranh đang áp dụng sẽ giúp bạn định giá được sản phẩm mới của doanh nghiệp cho đúng và tạo được lợi thế cạnh tranh.
- Đối thủ cạnh tranh đang phân phối sản phẩm trên các kênh phân phối nào? Từ đó bạn có thể định hướng được các kênh phân phối chính/phụ của mình để giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng.
- Các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mại của đối thủ thực hiện ra sao? Theo đó, bạn có thể đưa ra định hướng cho các hoạt động marketing của mình khi tung ra sản phẩm mới.
2.4. Tối ưu/phát triển sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
Dựa vào 3 điểm đã xác định được là: Mục tiêu, Khách hàng, Đối thủ, các doanh nghiệp SMEs để tối ưu và phát triển sản phẩm để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ như sau:
- Rà soát lại sản phẩm doanh nghiệp hiện có theo 3 phương pháp sau đây để tối ưu “vá” lỗ hổng, xây dựng lợi thế cạnh tranh:
- Đa dạng hóa sản phẩm: Các doanh nghiệp SMEs cần mở rộng danh mục sản phẩm của mình để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường và xã hội. Ví dụ điển hình trong việc đa dạng hóa sản phẩm đó là CocaCola. Thay vì chỉ sản xuất nước giải khát loại lon, thì khi nhận ra nhu cầu thị trường, người tiêu dùng mong muốn một sản phẩm tiện lợi khi mang đi và dễ bảo quản khi không uống hết, hãng đã sản xuất thêm dòng nước giải khát đóng chai.
- Mô tả sản phẩm theo F-A-B-E: để dễ dàng thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của mình:
- F – Feature: Sản phẩm có đặc trưng gì?
- A – Advantage: Những ưu điểm mới, vượt trội của sản phẩm khiến khách hàng bị thuyết phục là gì?
- B – Benefit: Những lợi ích mà khách hàng có được khi mua sản phẩm là gì?
- E – Evidence: Những hình ảnh, bằng chứng, review của những người đã từng sử dụng sản phẩm đó ra sao?
- Ma trận sản phẩm 5 cấp độ: để giúp khách hàng thấy được sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ là một sản phẩm hữu hình mà còn mang lại những giá trị trừu tượng khác cho khách hàng. 5 cấp độ sản phẩm mà các doanh nghiệp SMEs cần làm được đó là:
- Sản phẩm cốt lõi (Core Benefit)
- Sản phẩm cơ bản (Generic Product)
- Sản phẩm kỳ vọng (Expected Product)
- Sản phẩm bổ sung (Augmented Product)
- Sản phẩm tiềm năng (Potential Product)
- Từ việc rà soát lại sản phẩm của doanh nghiệp, bạn cần có kế hoạch phát triển sản phẩm mới hoặc điều chỉnh lại giá của sản phẩm cũ cho tối ưu nhất và phù hợp với khách hàng. (VD: Bao bì vẫn giữ nguyên như cũ nhưng trọng lượng sản phẩm giảm đi)
Lạm phát diễn ra có nghĩa là sức mua (khả năng chi tiền) của người tiêu dùng sẽ kém đi và thu lại cũng được ít hơn. Do vậy, các doanh nghiệp SMEs cần tập trung đối phó với 2 điều này bằng cách:
- Với các hoạt động chi tiêu cần để ý và xem xét kỹ, đặt biệt là khi mua nguyên liệu đầu vào. Các sản phẩm ngoại tệ cần lưu ý đến tỷ giá. Một số các hoạt động chi khác của doanh nghiệp cũng cần thận trọng hơn và tính kỹ lưỡng hơn đến hiệu quả mà nó đem lại. Với các hoạt động đầu tư tài chính thì cần có kế hoạch chuyển sang các công cụ trú ẩn khác an toàn, ít rủi ro hơn.
- Với các hoạt động thu tiền về, doanh nghiệp SMEs cần xem lại về chính sách giá, tăng thu, giảm bớt thời gian công nợ, cân nhắc lại mức giá bán theo tình hình lạm phát nhưng vẫn đảm bảo đủ để cạnh tranh trên thị trường.
2.5. Xác định kênh phân phối mới, hiện đại, tiết kiệm trong thời gian lạm phát
Khi lạm phát xảy ra các doanh nghiệp sẽ cần cắt giảm bớt ngân sách nhưng ngược lại hiệu quả “ra sales” phải tăng lên. Do đó, muốn kế hoạch marketing hiệu quả sẽ cần tập trung vào các kênh phân phối chính có hiệu quả cao, chứ không thể đánh một lúc nhiều kênh, nhiều đối thủ cạnh tranh.
Một kế hoạch marketing hiệu quả trong bối cảnh lạm phát cần xác định được tỷ trọng ưu tiên giữa 2 kênh phân phối online và offline dựa trên lợi thế cạnh tranh:
- Nhóm kênh online sẽ bao gồm các kênh nào? (VD: Facebook, Youtube, Website, Instagram,…)
- Nhóm kênh offline sẽ gồm các kênh truyền thông nào? (VD: sự kiện, tờ rơi, biển quảng cáo, quảng cáo tòa nhà,…)
2.6. Dự kiến các hoạt động truyền thông – quảng cáo – khuyến mãi
Với tình trạng ngân sách bị cắt giảm trong bối cảnh lạm phát, các doanh nghiệp SMEs sẽ cần tập trung tối đa vào các kênh đang hiệu quả với chi phí thấp chứ không thể dàn trải đánh đủ 360 độ. Do vậy, các marketers sẽ cần xác định được các hoạt động truyền thông trọng tâm, ưu tiên các hoạt động “ra sales. VD: các truyền trình khuyến mại “khéo léo với tần suất cao và thường xuyên, các hoạt động tri ân khách hàng,….
Các marketers cũng cần lên kế hoạch truyền thông – quảng cáo- khuyến mãi trên 2 hệ thống kênh truyền thông online và offline và sự tích hợp giữa 2 kênh nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.
2.7. Đo lường, tối ưu hóa khi triển khai kế hoạch marketing trong bối cảnh lạm phát
Để triển khai được một kế hoạch marketing hiệu quả trong bất kỳ hoàn cảnh nào các marketers của doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua bước đo lường và tối ưu hóa chiến dịch. Khi đo lường và tối ưu hóa chiến dịch, marketers lưu ý cần có dự toán về ngân sách (budget) và lên KPI cụ thể khi lập kế hoạch marketing tổng thể cho sản phẩm mới. Bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận vào thực tế để có thể chỉnh sửa kế hoạch khi cần thiết trong quá trình triển khai. Quá trình đo lường và tối ưu hóa của các chiến dịch marketing, marketers cần trả lời được những câu hỏi sau:
- KPI bán ra có đạt được theo mục tiêu đã đề ra?
- KPI dự kiến và KPI thực tế thế nào?
- Ngân sách dự kiến và ngân sách thực tế có chênh nhau hay không?
Trên đây là các bước để doanh nghiệp SMEs cần thực hiện để có thể triển khai được kế hoạch marketing hiệu quả trong bối cảnh lạm phát. Nếu bạn cần mẫu kế hoạch marketing cho 1 tháng/ 2 tháng/ 3 tháng thì hãy tham khảo ngay kế hoạch marketing plan mẫu của POKA MEDIA nhé.
Ngoài ra, POKA MEDIA luôn sẵn sàng các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs trong quá trình xây dựng kế hoạch marketing tổng thể trong bối cảnh lạm phát: