Để phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cần chú trọng tới việc tạo ra sản phẩm chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và kênh phân phối cho sản phẩm. Kênh phân phối sẽ đảm nhiệm chức năng đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng mục tiêu.
Vậy kênh phân phối là gì? Hãy tìm hiểu thông tin về 6 mô hình kênh phân phối điển hình trong ngành bán lẻ trong bài viết của Poka Media dưới đây.
I. Kênh phân phối là gì?
Kênh phân phối là hoạt động mà cá nhân, tập thể tham gia vào quá trình lưu thông sản phẩm của nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng. Đây là 1 trong 4 thành tố rất quan trọng của marketing 4P: Product – Price – Place -Promotion. Trong đó Place (kênh phân phối) đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng.
Nhà phân phối ở giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất gọi là trung gian phân phối, bao gồm:
- Nhà bán buôn.
- Nhà bán lẻ.
- Đại lý.
- Môi giới.
II. 6 lợi ích tuyệt vời của kênh phân phối
Kênh phân phối có vai trò rất quan trọng đối với cả nhà sản xuất và tiêu dùng. Hãy cùng phân tích những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho 2 đối tượng này nhé.
4 lợi ích đối với nhà sản xuất
- Giúp kết nối nhà sản xuất và các khách hàng thông qua điểm bán.
- Là công cụ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, động thái của các đối thủ cạnh tranh…
- Gia tăng bao phủ thị trường nhanh thông qua việc phân phối sản phẩm đến các khách hàng có nhu cầu.
- Hỗ trợ gia tăng trải nghiệm khách hàng, gia tăng doanh số trong việc chăm sóc, trưng bày, activation…
2 lợi ích đối với người tiêu dùng
- Giúp người tiêu dùng tìm được các mặt hàng được phân phối chính hãng mà bản thân mong muốn nhanh chóng, dễ dàng.
- Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm và mua hàng của trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
III. 6 mô hình kênh phân phối tạo bứt phá trong ngành bán lẻ
Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng 6 mô hình kênh phân phối được áp dụng phổ biến trong ngành bán lẻ:
- Kênh phân phối trực tiếp.
- Kênh phân phối 1 cấp.
- Kênh phân phối 2 cấp.
- Kênh phân phối 3 cấp.
- Kênh phân phối hiện đại.
- Kênh phân phối đa cấp.
Ngay bây giờ, hãy cùng Poka tìm hiểu chi tiết về mỗi kênh phân phối và ưu nhược điểm của mỗi kênh.
1. Kênh phân phối trực tiếp
Mô hình kênh phân phối trực tiếp có 2 thành phần tham gia, đó là nhà sản xuất và người tiêu dùng tham gia. Hàng hoá sau khi được sản xuất tại doanh nghiệp sẽ được vận chuyển và cung cấp trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Từ đầu tới cuối quá trình phân phối không có sự xuất hiện hay tham gia của trung gian phân phối.
Ưu điểm:
- Doanh nghiệp có thể kiểm soát tất cả những hoạt động và các vấn đề phát sinh từ đầu tới cuối quá trình phân phối.
- Thông qua phân phối, doanh nghiệp thu thập trực tiếp các ý kiến, đánh giá, cảm nhận của khách hàng.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều chi phí trong trường hợp doanh nghiệp cách xa các điểm tiêu thụ.
- Khả năng sản phẩm có thể tiếp cận được khách hàng kém hơn các kênh phân phối có sử dụng trung gian.
2. Kênh phân phối truyền thống – GT
2.1. Kênh phân phối 1 cấp
Kênh phân phối một cấp là hình thức phân phối mà hàng hóa được sản xuất ra sẽ được phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua nhà bán lẻ.
- Ưu điểm: Ít tốn chi phí hơn so với kênh phân phối trực tiếp. Sản phẩm có thể tiếp cận được với nhà tiêu dùng ở khoảng cách rộng hơn so với phân phối trực tiếp.
- Nhược điểm: Doanh nghiệp khó quản lý quá trình phân phối hơn so với kênh phân phối trực tiếp.
2.2. Kênh phân phối 2 cấp
Kênh phân phối hai cấp là hình thức phân phối mà hàng hóa được sản xuất ra sẽ được phân phối đến tay người tiêu dùng thông qua 2 loại trung gian phân phối: nhà bán buôn và nhà bán lẻ.
Doanh nghiệp sẽ phân phối hàng hóa sẽ được cung cấp đến nhà bán buôn trước, sau đó nhà bán buôn phân phối lại cho các nhà bán lẻ, và nhà bán lẻ phân phối lại cho những người tiêu dùng.
- Ưu điểm: Ít tốn chi phí hơn so với kênh phân phối trực tiếp. Doanh nghiệp có thể phân phối được số lượng hàng lớn hơn so với phân phối một cấp.
- Nhược điểm: Khó quản lý hơn so với kênh phân phối 1 cấp và có khả năng bị hư hỏng hàng do quá trình vận chuyển.
2.3. Kênh phân phối 3 cấp
Kênh phân phối ba cấp có quá trình vận chuyển hàng hóa tương tự như kênh phân phối hai cấp, tuy nhiên các tổng thầu/ nhà phân phối lớn sẽ thay mặt nhà sản xuất để tìm kiếm nhà bán buôn bằng cách quảng cáo, cung cấp thông tin sản phẩm… Sau khi tổng thầu chốt được thương vụ sẽ liên hệ với nhà sản xuất để vận chuyển hàng hoá.
Ưu điểm: Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và nguồn lực cho việc quảng bá, tìm kiếm và thương thảo với những nhà bán sỉ.
Nhược điểm: Rất khó trong việc quản lý. Các cò mồi có thể bóp méo thông tin về sản phẩm, giá cả, chính sách của doanh nghiệp trong quá trình làm việc với những nhà bán sỉ.
3. Kênh phân phối hiện đại – MT
Mô hình kênh phân phối hiện đại bao gồm 3 thành phần tham gia là nhà sản xuất, kênh phân phối trung gian và người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong kênh phân phối này, nhà sản xuất và kênh phân phối trung gian sẽ hợp thành một thể. Từ đó, sản phẩm sẽ được phân phối trực tiếp đến khách hàng cuối cùng.
Ưu điểm:
- Một trong những kênh phân phối hiện đại (MT) vô cùng hiệu quả phải kể tới siêu thị. Việc có mặt trên các kệ hàng siêu thị giúp doanh nghiệp bán hàng chuyên nghiệp, khẳng định được uy tín thương hiệu và gia tăng thị phần ở các kênh phân phối khác.
- Không chỉ vậy, kênh phân phối hiện đại (MT) còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho người tiêu dùng như: hàng hóa phong phú, mua hàng nhanh chóng, không phải trả giá, nguồn thực phẩm an toàn, không gian dễ chịu…
Nhược điểm: Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp khi sử dụng kênh phân phối này là phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.
6. Kênh phân phối đa cấp
Các thành phần tham gia trong kênh phân phối đa cấp vừa đóng vai trò kênh phân phối trung gian vừa là người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ. Kênh phân phối này ngoại trừ doanh nghiệp và nhà sản xuất.
- Ưu điểm: Tiết kiệm được chi phí quảng cáo và xây dựng được hệ thống bán hàng.
- Nhược điểm: Doanh nghiệp phải trả phí hoa hồng cho trung gian phân phối.
Trên đây là bài viết của Poka Media giải thích định nghĩa kênh phân phối là gì và 6 mô hình kênh phân phối điển hình trong ngành bán lẻ. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Poka Media là chuyên gia tư vấn chiến lược Marketing tổng thể hiệu quả cho nhiều công ty lớn, nhỏ. Nếu bạn muốn được nhận tư vấn từ chuyên gia, hãy liên hệ với Poka ngay qua hotline: 0969.549.245.