7 Bước lập kế hoạch marketing hiệu quả giúp các doanh nghiệp SME ngành mì có thể “ăn liền”

  • 22/03/2022
  • 0 Bình Luận

Mở đầu

Mì gói là sản phẩm quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam. Ngành mì là một phân nhánh trong ngành hàng thực phẩm (Food), có thị trường sôi động và cạnh tranh bậc nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). 

Thị trường mì gói Việt Nam hiện đang được chi phối bởi 3 ông lớn là Acecook (nhãn hiệu Hảo Hảo, Lẩu Thái), Masan (Kokomi, Omachi) và Asiafoods (Gấu đỏ). Xuống một chút với các thương hiệu tầm trung thì có Vifon (nhãn hiệu Hoàng Gia), Micoem (Cung Đình), Hà Việt Food (Omni)…

Tất cả những tập đoàn lớn này đang chiếm hơn 80% thị trường mì Việt Nam và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Đặc biệt trong mảng marketing, các doanh nghiệp ngành Mì cạnh tranh nhau toàn diện trên 4 mặt trận: sản phẩm, kênh phân phối, giá và truyền thông – quảng cáo.

Dù cạnh tranh trên nhiều mảng như vậy nhưng đối với ngành hàng đồ ăn uống Food thì cốt lõi vẫn chỉ cạnh tranh trên sản phẩm. Nói một cách đơn giản, sản phẩm mì phải ngon thì mới có thể thu hút khách hàng, đánh bại đối thủ. Tuy nhiên cảm nhận về sự “ngon” của người tiêu dùng cũng khác nhau và thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là về hương vị. Vì thế việc nghiên cứu về mặt kỹ thuật sản xuất để tạo ra các loại mì được thị trường đón nhận là điều không đơn giản.

Nhìn qua lịch sử ngành mì, ta không thể không nhắc đến huyền thoại “mì tôm Miliket”. Thời những năm 80-90 của thế kỷ trước, đất nước còn rất nhiều khó khăn sau chiến tranh. Người dân khi ấy nếu nhắc đến mì ăn liền là chỉ nghĩ đến mì Miliket với biểu tượng 2 con tôm nổi tiếng. Có lúc Miliket đã chiếm đến 90% thị trường mì tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, sang thế kỷ 21, thời thế đã thay đổi, nhiều doanh nghiệp mới năng động hơn đã nhảy vào ngành mì, chiếm dần thị phần của Miliket. Đó có thể kể đến các công ty như Acecook, Masan, Vifon,… Miliket dần bị trôi vào quên lãng.

7 Bước lập kế hoạch marketing hiệu quả giúp các doanh nghiệp SME ngành mì có thể “ăn liền” 1
Mì gói là sản phẩm quen thuộc của người Việt Nam

Cho đến trước năm 2007, nhãn hàng mì Hảo Hảo của Acecook chiếm vị thế độc tôn. Lý do thành công của Hảo Hảo bao gồm:

  1. Chất lượng sản phẩm xuất sắc: Nhắc đến Hảo Hảo là người ta nghĩ ngay đến hương vị chua cay độc đáo chưa từng có trên thị trường. Hầu như người dân Việt Nam không ai không biết đến độ ngon không lẫn vào đâu được của thương hiệu này. Thậm chí nó đã từng tạo một xu hướng hương vị mì mới tại Việt Nam và được nhiều đối thủ bắt chước.
  2. Giá cả cực rẻ: thị trường mì Việt Nam lúc đó chưa có phân khúc trung và cao cấp. Nhắc đến mì ăn liền là người tiêu dùng lập tức nghĩ đến một loại đồ ăn bình dân, chế biến nhanh gọn. Giá Hảo Hảo cũng khá rẻ, giá năm 2005 chỉ tầm 1.100-1.700 đồng/gói. Acecook để mức giá này với mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp mì bình dân như Vifon (mì Hoàng Gia), Hà Việt Food (Mì Omni chua cay, mà giới sinh viên hay gọi là Mì tôm chanh).
  3. Kênh phân phối cực tốt: phần lớn doanh nghiệp mì Việt Nam đầu thế kỷ 21 vẫn còn yếu kém về kênh phân phối hàng hóa. Nhưng riêng Acecook đã có một hệ thống kênh phân phối khá chuyên nghiệp từ kênh truyền thống (GT) đến kênh hiện đại (MT). Vì thế nhãn hàng Hảo Hảo đã thắng lớn trong việc tiếp cận người tiêu dùng.
  4. Kế hoạch marketing (Truyền Thông, Quảng Cáo) hiệu quả: Acecook đánh mạnh vào việc ăn thử nên khách hàng thấy ngon là Hảo Hảo đã giành chiến thắng.

Tuy nhiên từ 2007 trở đi, mì Hảo Hảo đã bị cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ đáng gờm. Một trong số đó phải kể đến Masan với thương hiệu mì Omachi. 

Câu slogan của Omachi: ‘Mì khoai tây không sợ nóng” đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng Việt Nam. Đây là một chiến lược marketing rất đỉnh cao. Bởi vì xưa nay, quan niệm chung của người dân là mì ăn liền rất nóng, ăn vào dễ bị mụn, nhiệt người. Thế là thông điệp của Omachi đã đánh đúng vào mối lăn tăn lớn nhất của khách hàng với sản phẩm mì tôm. 

Ngoài ra Masan sở hữu tiềm lực tài chính mạnh, kênh phân phối chuyên nghiệp phủ khắp cả nước nên sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng về giá lẫn kênh phân phối với Acecook. Chưa hết, Masan còn có những hoạt động marketing cực kỳ bài bản sáng tạo. Điều đó giúp tập đoàn này chiếm dần thị phần ngành mì.

Trước sự năng động của Masan, các doanh nghiệp khác cũng hoạt động mạnh mẽ khiến ngành mì trở nên sôi động và cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp như Asiafoods, Vifon, Việt Food,… cũng phải chuyển mình nếu không muốn thất bại. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp ngành mì phải làm được 2 điều sau:

– Thứ nhất là cải tiến sản phẩm cũ hoặc phát triển những sản phẩm mới có hương vị ngon và độc đáo.

– Thứ hai là phải xây dựng các kênh phân phối, tổ chức các hoạt động marketing thật chuyên nghiệp, hiệu quả. Ví dụ, nhãn hiệu mì Gấu đỏ từng có một chiến dịch marketing nhằm vào tính nhân văn. Đó chính là khi mua một gói mì Gấu đỏ tức là đóng góp một phần tiền vào quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Chiến dịch này gây được tiếng vang lớn nhưng cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều. Dư luận phê phán rằng Asiafoods đã lợi dụng lòng thương của cộng đồng để marketing sản phẩm. 

Mì là thức ăn quen thuộc của người Việt Nam nhưng nhu cầu về mì không đều đặn quanh năm. Đây là ngành hàng mang tính mùa vụ, cao điểm tiêu thụ mì thường là khi mùa lạnh ở miền Bắc và mùa Tết nói chung. 

Trải qua 40 năm tồn tại và phát triển, ngành mì đã có những biến chuyển lớn. Ngày càng nhiều nhãn hàng tham gia vào thị trường khiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. 

Với một doanh nghiệp SME, start –up thì không chỉ cần tạo sản phẩm ngon mà chúng ta cần đầu tư xây dựng Kế hoạch Marketing Tổng Thể cho Ngành Mì thật bài bản, chuyên nghiệp. Vậy làm thế nào để có một kế hoạch marketing chuẩn chỉnh, đáp ứng đúng mục tiêu đã đề ra? Phần sau của bài viết sẽ cung cấp câu trả lời.

I. MÌ ĂN LIỀN – NGÀNH HÀNG VÔ CÙNG TIỀM NĂNG

1.1. Tại sao Mì gói vẫn còn nhiều đất diễn cho các doanh nghiệp SME?

Dân số Việt Nam hiện nay là 97 triệu người, tương đương với gần 27 triệu hộ dân sinh sống. Và tăng trưởng dân số dù chững lại trong những năm qua nhưng nhìn chung đất nước chúng ta vẫn có cơ cấu dân số trẻ. Đây là nguồn khách hàng dồi dào cho các doanh nghiệp kinh doanh về ngành hàng thực phẩm.

Mì gói lại là một sản phẩm không thể thiếu người Việt Nam. Theo số liệu của công ty khảo sát thị trường Nielsen, ngành hàng này tăng trưởng đều trên 10%/năm. Thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới, người Việt Nam tiêu thụ 7 tỷ gói mì chỉ riêng trong năm 2020, đứng thứ 3 trên thế giới

Trong những năm đại dịch Covid vừa qua, mì gói lại càng tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Người dân ở nhà nhiều, có nhu cầu tích trữ lương thực thực phẩm lớn, đặc biệt là những món ăn chế biến nhanh. Vì thế mà mì ăn liền liên tục cháy hàng. Cả ngành FMCG bị giảm sút về doanh số nhưng mì gói vẫn tăng trưởng cực kỳ nhanh.

7 Bước lập kế hoạch marketing hiệu quả giúp các doanh nghiệp SME ngành mì có thể “ăn liền” 2
Thị trường mì gói Việt Nam còn nhiều tiềm năng

Qua những số liệu trên ta thấy tiềm năng phát triển của ngành mì gói vẫn rất lớn. Cụ thể như sau:

Theo khu vực:

– Khu vực nông thôn: có đời sống ngày càng phát triển, mức sống gia tăng nhanh hơn trước. Vì thế người dân có điều kiện và có nhu cầu gia tăng về các sản phẩm ăn uống tiện lợi. 

– Khu vực thành phố, đời sống còn cao hơn rất nhiều. Con người có nhu cầu ăn ngon hơn, khẩu vị đa dạng hơn. Mặt khác lối sống hối hả của đô thị khiến người ta ngại nấu nướng hơn và ưu tiên các sản phẩm tiện dụng, ăn liền. Ví dụ nhãn hiệu mì Chinsu đã tung ra bộ sưu tập “7 bữa sáng Chinsu ngon hảo hạng”, bao gồm, phở, hủ tiếu, miến, cháo ăn liền cho 1 tuần.  Sản phẩm này có rất nhiều topping tươi ngon, đầy đủ dinh dưỡng lại dễ dàng chế biến. Vì thế đây là gói sản phẩm rất thích hợp với xu thế ăn uống tại nhà hiện nay.

Theo kênh phân phối: Ngày nay mua hàng qua mạng đang ngày càng ưa chuộng, nhất là trong bối cảnh cả nước đang tập sống chung với Covid-19. Mì gói là đồ ăn khô, rất thuận lợi cho việc dự trữ, vận chuyển xa. Thêm vào đó, đẩy mạnh kênh phân phối online rất phù hợp với nguồn lực hạn chế của các doanh nghiệp SME.

1.2. Những khó khăn của doanh nghiệp SME ngành mì

Tuy có rất nhiều tiềm năng nhưng ngành mì vẫn còn vô vàn thách thức, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại Việt Nam dù có hơn 50 nhà sản xuất mì tôm nhưng thị trường chủ yếu được thống lĩnh bởi 4 ông lớn là Acecook, Masan, Asiafoods và Uniben.

Thách thức bên ngoài với các SMEs, Những “đại gia tay to” trên thị trường này nắm trong tay đầy đủ ưu thế về marketing hiệu quả theo mô hình 4P:

– Thứ nhất sản phẩm (Product) của họ liên tục được cải tiến, sáng tạo nhờ nguồn lực tài chính dồi dào, đầu tư đội ngũ R&D giàu chất xám.

– Thứ hai, giá cả (Price) của họ vô cùng cạnh tranh. Đó là nhờ họ có nhà xưởng sản xuất hàng loạt, sản lượng cực lớn nên giảm được giá thành sản xuất trên từng gói mì. 

– Thứ ba, những doanh nghiệp lớn có nhiều đối tác (nhà phân phối, đại lý) làm ăn lâu năm, cộng với tiềm lực tài chính mạnh, nên các kênh phân phối rất đa dạng và chuyên nghiệp (Place).

– Thứ tư, cũng nhờ tiềm lực tài chính lớn, nhân lực dồi dào mà các hoạt động truyền thông, quảng cáo của các doanh nghiệp vô cùng đa dạng và sáng tạo, đủ sức áp đảo những công ty vừa và nhỏ (Promotion).

Cạnh tranh với những “đại gia” ngành mì gần như là không tưởng đối với SME. Vì thế doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chia nhau miếng bánh thị phần rất bé.

Khó khăn bên trong của các doanh nghiệp SME nằm ở chính nội lực của mình. Họ thường chưa xây dựng được kênh phân phối đúng theo tiêu chuẩn của nhóm ngành FMCG. Tiềm lực hạn chế khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ dám dành ngân sách marketing thấp, nhân sự marketing thiếu, quá mỏng hoặc chưa đạt yêu cầu. Vì thế SME ngành mì chưa xây dựng được Kế hoạch Marketing tổng thể và triển khai các hoạt động marketing một cách hiệu quả.

Khó khăn thứ ba nằm ở người tiêu dùng. Người tiêu dùng thường quen lựa chọn các sản phẩm mì ăn liền có thương hiệu quen thuộc. Thêm vào đó đặc trưng của ngành FMCG đó là nhu cầu thay đổi nhanh, phức tạp, lại ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Vì thế rất khó cho các doanh nghiệp SME vừa sản xuất vừa tìm cách cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thay đổi rất nhanh này.

II. 7 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING HIỆU QUẢ NGÀNH MÌ CHO SME

Bước chân vào ngành mì giống như bạn bước vào thế giới của những người khổng lồ. Các doanh nghiệp lớn đã chiếm hơn 80% thị phần tại Việt Nam, chỉ còn hơn 10% thị phần chia nhau bởi những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Vì thế nếu muốn tồn tại giữa thị trường mì gói đầy cạnh tranh này, SME cần xây dựng một kế hoạch marketing tổng thể chuyên nghiệp, hiệu quả. Nếu không doanh nghiệp sẽ thất bại nhanh chóng và phá sản.

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu 7bước lập và triển khai kế hoạch marketing hiệu quả ngành mì bao gồm:

– Đặt mục tiêu marketing.

– Nghiên cứu khách hàng.

– Nghiên cứu đối thủ.

– Cải tiến, đổi mới sản phẩm.

– Xây dựng kênh phân phối hiệu quả.

– Sáng tạo linh hoạt các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi

– Đo lường, tối ưu hóa khi triển khai các hoạt động marketing

Từ mục tiêu này, ta có thể nhanh chóng xây dựng kế hoạch marketing 3-6 tháng, kế hoạch marketing 12 tháng hiệu quả.

2.1. Bước 1: Xác định mục tiêu marketing bằng phương pháp SMART

Trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh, SME cần xác định được rõ mục tiêu của mình. Để xác định được mục tiêu, trước tiên chúng ta cần biết rõ bản thân là ai, đang đứng ở đâu trên thị trường. 

Về phần này, chắc chắn các doanh nghiệp SME là những “chú lính mới” trên chiến trường mì gói đầy khốc liệt, nơi có những “người khổng lồ” án ngữ. Vậy với nguồn lực và kinh nghiệm hạn chế, chúng ta phải làm thế nào để tồn tại?

7 Bước lập kế hoạch marketing hiệu quả giúp các doanh nghiệp SME ngành mì có thể “ăn liền” 3
Phương pháp SMART trong xác định mục tiêu

– Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể.

– Mục tiêu phải đo lường được.

– Mục tiêu phải nằm trong khả năng.

– Mục tiêu phải liên quan đến chiến lược chung.

– Và cuối cùng, mục tiêu phải có thời hạn hoàn thành.

 Để làm rõ hơn về cách xác định mục tiêu, hãy cùng xem các ví dụ sau:

– Đối với mục tiêu kinh doanh: hỗ trợ các đại lý bán mì gói ở khu vực Đông Nam Bộ tăng trưởng doanh thu trung bình 15%/năm.

– Đối với mục tiêu marketing: tăng độ tiếp cận được nhóm khách hàng lớn tuổi (50-60 tuổi) lên 30% trong vòng 1 năm nữa.

– Đối với mục tiêu truyền thông, quảng cáo: 20% khách hàng xem quảng cáo nhớ được tên nhãn hiệu mì tôm và thông điệp của nhà sản xuất.

2.2. Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu chính rõ ràng, cụ thể

Các doanh nghiệp SME có nguồn lực hạn chế, do đó không thể dàn trải ra quá nhiều tập khách hàng. Để có kế hoạch marketing hiệu quả ngành mì, họ cần phải xác định ngách thị trường để đánh vào.

Thị trường ngách là nơi có ít đối thủ, mà lại có một lượng khách hàng ổn định để phát triển. Vì thế SME phải xây dựng khách hàng mục tiêu trong thị trường ngách càng cụ thể càng tốt. Đồng thời doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành mì phải nghiên cứu kỹ nhu cầu, những vấn đề của tập khách hàng này gặp phải để đưa ra sản phẩm tương ứng.

Với các doanh nghiệp sản xuất  mì lớn, với nguồn lực dồi dào, họ sẽ đánh vào tập khách hàng rộng, với đa dạng về đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý học lẫn hành vi.

Nhưng đối với các doanh nghiệp SME, nên tránh đối đầu với những ông lớn, bằng cách tập trung vào các sản phẩm thế mạnh, tập khách hàng chưa được khai thác hoặc ít được khai thác. 

Ví dụ, doanh nghiệp có kênh phân phối tốt ở Bắc Trung Bộ có thể tập trung vào thị trường tại vài tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Hoặc doanh nghiệp đánh vào ngách sản phẩm dành cho trẻ em thì nên chọn đối tượng tiếp cận là các bà mẹ trẻ tuổi từ 25 đến 35, có thu nhập trung bình khá trở lên, sống ở các thành phố lớn. Bởi vì những người này sẵn sàng đầu tư cho sức khỏe của con cái. 

7 Bước lập kế hoạch marketing hiệu quả giúp các doanh nghiệp SME ngành mì có thể “ăn liền” 4
Xác định khách hàng mục tiêu

Nói tóm lại SME cần xác định 3 vấn đề:

  • Có bao nhiêu tập khách hàng mục tiêu? 
  • Đặc điểm cụ thể của các tập khách hàng này là gì? 
  • Nhu cầu của họ ra sao?

Và một vấn đề cuối cùng nữa đó là tập khách hàng chính đang trăn trở điều gì? Ví dụ, trẻ con rất thích mì ăn liền nhưng các bà mẹ lại hạn chế vì nghĩ mì gây nóng và thiếu rau. Để giải quyết nỗi đau này, nhãn hàng mì đã tung ra sản phẩm mì rau củ kết hợp được vấn đề mì – rau rất khéo léo.

2.3. Bước 3: Xác định  đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp cùng phân khúc

Lại một lần nữa các SME phải xem mình là bé nhỏ với nguồn lực hạn chế. Đối thủ của ta không phải là các ông lớn trên thị trường mì như Masan, Acecook hay Asiafoods. Đó chỉ là đối tượng để chúng ta học hỏi và tham khảo.

Để xác định đối thủ một cách chính xác, chúng ta dựa vào các tiêu chí phân khúc bình dân/ trung cấp/ cao cấp hoặc/và theo khu vực. Ví dụ: nếu SME đánh vào giới bình dân thì hãy để ý xem có đối thủ nào cũng cùng tập khách hàng bình dân như mình. Thêm vào đó trong khu vực địa lý, chẳng hạn vùng nông thôn miền Bắc thì đang có những đối thủ nào cùng đang khai thác.

Để có kế hoạch marketing hiệu quả ngành mì, chúng ta cần phân tích rõ đối thủ trực tiếp ở những điểm sau:

  • Về sản phẩm: sản phẩm của họ có điểm mạnh và hạn chế gì? So sánh với sản phẩm của chúng ta có gì hơn, có gì kém?
  • Về khách hàng: đối thủ đang nhắm đến ai? Liệu có cách nào để biến khách hàng của họ thành khách hàng của mình hay không?
  • Về chiến lược: đối thủ đang sử dụng chiến lược cạnh tranh về giá hay là khác biệt hóa? 
  • Các hoạt động truyền thông quảng cáo và khuyến mãi mà đối thủ đang áp dụng là gì?
7 Bước lập kế hoạch marketing hiệu quả giúp các doanh nghiệp SME ngành mì có thể “ăn liền” 5
Xác định đối thủ

2.4. Bước 4: Thiết kế, phát triển sản phẩm mới, độc đáo để tạo lợi thế cạnh tranh

Mì ăn liền thuộc ngành hàng FMCG có tốc độ thay đổi sản phẩm rất nhanh. Trung bình cứ vài tháng lại có một nhãn hiệu mì mới ra đời. Vì thế các doanh nghiệp ngành mì, đặc biệt là các SME phải luôn cải tiến, sáng tạo ra những sản phẩm một cách liên tục để duy trì sự cạnh tranh.

Để tối ưu hóa và phát triển sản phẩm, doanh nghiệp ngành mì cần thực hiện 3 phương pháp sau:

  • Đa dạng hóa sản phẩm 
  • Ma trận sản phẩm 5 cấp độ.
  • Mô tả sản phẩm theo F-A-B-E.

Từ 3 phương pháp này ta xây dựng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm bằng các bước sau:

– Thứ nhất lựa chọn các sản phẩm hiện hữu đang có sức cạnh tranh nhất để ưu tiên đẩy mạnh tiếp thị.

Ví dụ: sản phẩm mì Hảo Hảo vẫn là một trong những nhãn hiệu mũi nhọn của Acecook. Vì thế họ chẳng dại gì loại bỏ loại mì này. Sau vài chục năm thị trường vẫn có sức tiêu thụ Hảo Hảo rất lớn và sẽ còn tiếp tục duy trì trong tương lai.

– Thứ hai, phát triển sản phẩm mới cạnh tranh hơn trong trường hợp sản phẩm cũ bị đối thủ lấn át.

Chẳng hạn, doanh nghiệp xây dựng sản phẩm mì rau củ hữu cơ dành cho trẻ em. Nắm bắt tâm lý phụ huynh hạn chế cho con em ăn mì vì sợ nóng, muốn con ăn rau. Trong khi trẻ con thì ngược lại thích ăn mì nhưng không thích ăn rau. Vì thế,  mì rau củ ra đời nhằm thỏa mãn cả 2 nhu cầu của bố mẹ và con cái. Sản phẩm nắm bắt tốt tâm lý khách hàng tiềm năng sẽ giải quyết được vấn đề mâu thuẫn một cách khéo léo. 

2.5. Bước 5: Xây dựng kênh phân phối hiện đại, tối ưu

Hiện tại rất nhiều doanh nghiệp ngành mì nói riêng và ngành thực phẩm nói chung đã chuyển dịch dần từ các kênh phân phối offline sang online. 

Riêng với các doanh nghiệp SME, do có nguồn lực hạn chế nên ta cần phải tập trung ưu tiên các kênh phân phối trực tuyến. Điều này giúp ta tiết kiệm nguồn lực và luồn lách được giữa các kênh phân phối lớn mạnh, hoạt động chuyên nghiệp của các “ông lớn”.

Vậy phân phối online ở đâu và như thế nào? Đó là các sàn thương mại điện tử, các hội nhóm trên mạng xã hội Facebook, Zalo, các kênh Tik Tok…Ngoài ra kênh livestream bán hàng cũng là một hướng khác tiềm năng để cân nhắc. Theo dự đoán của Cisco, vào năm 2022, 82% việc sử dụng internet sẽ dành cho livestream. Vì thế, việc xây dựng kênh phân phối thông qua phát video trực tiếp sẽ giúp marketing hiệu quả ngành mì.

Ngoài các kênh online, chúng ta cũng có thể đa dạng các hình thức phân phối sản phẩm tới khách hàng. Khi nguồn lực SME dần lớn mạnh, ta có thể đẩy mạnh hơn các kênh offline như MT, GT,…nhằm tăng độ phủ sóng và cạnh tranh trên thị trường.

2.6. Bước 6: Tổ chức các Hoạt động truyền thông – quảng cáo – khuyến mãi sáng tạo, linh hoạt

Muốn phát triển, các doanh nghiệp đều phải có kế hoạch marketing hiệu quả.

Đối với SME, hoạt động marketing luôn gặp khó khăn ở 3 vấn đề sau:

  • Thứ nhất, tiềm lực tài chính còn nhỏ không thể đầu tư lớn cho truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi.
  • Thứ hai, nhân sự marketing thiếu cả về chất lẫn về lượng.
  • Thứ ba, thiếu những kế hoạch marketing hiệu quả, bài bản.

Để triển khai marketing hiệu quả ngành mì, chúng ta cần tránh những vấn đề sau:

  • Thứ nhất, không làm marketing dàn trải, quy mô như các doanh nghiệp lớn. Các campaign theo năm, đổ tiền vào quảng cáo ngoài trời, báo chí và quảng cáo trên mạng xã hội liên tục là rất tốn kém.
  • Thứ hai, không nên đầu tư cho chương trình Trade marketing. Đây là chiến lược chiết khấu cao cho các đại lý, người bán buôn để chiếm nhiều vị trí trên kệ hàng của họ. Nhưng việc chiết khấu quá cao sẽ tạo nên cuộc chiến về giá khốc liệt. Rốt cục chỉ có doanh nghiệp SME là bị thiệt hại.

Các doanh nghiệp SME nên ưu tiên hoạt động marketing trên môi trường online là chủ yếu. Đây là kênh truyền thông quảng cáo có chi phí rẻ, lại tiếp cận được số lượng lớn khách hàng một cách nhanh chóng.

Thế nhưng không phải kênh online nào chúng ta cũng đánh vào. Để tiết kiệm nguồn lực, ta cần chọn lọc những kênh marketing phù hợp. Chẳng hạn nếu đánh vào thế hệ trẻ gen Z thì Tik Tok là lựa chọn hợp lý. Nhưng khi đánh vào đối tượng các bà nội trợ trung niên thì Facebook sẽ phù hợp hơn.

7 Bước lập kế hoạch marketing hiệu quả giúp các doanh nghiệp SME ngành mì có thể “ăn liền” 6
Tik Tok đang nổi lên là một trong những kênh marketing hàng đầu

Ngoài ra để tạo kế hoạch marketing hiệu quả ngành mì, doanh nghiệp cần gia nhập vào các kênh, các hội nhóm trên Facebook, Zalo,… Có thể đăng các bài tư vấn chọn mì gói, seeding trên các hội nhóm. Đối với đối tượng mẹ bỉm sữa thì việc seeding rất hiệu quả trong ngành hàng này.

Cuối cùng, hãy đưa ra các hoạt động offline lên online một cách sáng tạo. Chẳng hạn bạn có thể tổ chức các buổi livestream tiếp thị, bán hàng ngay tại cửa hàng. Xen kẽ trong đó là các minigame với phần thưởng hấp dẫn để kích thích người xem tương tác tích cực. Từ đó thương hiệu mì gói của bạn sẽ được lan tỏa, tiếp cận với nhiều người tạo nên một chiến dịch marketing hiệu quả.

2.7. Bước 7: Lên phương án Đo lường, đánh giá hiệu quả của kế hoạch marketing một cách rõ ràng

Sau khi triển khai marketing, các doanh nghiệp SME cần có hệ thống đo đường để kiểm tra hiệu quả.

Việc đo lường này thực hiện ở 2 mục:

– ngân sách

– KPI

Đối với 2 mục này, những chủ doanh nghiệp SME cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Ngân sách và KPI có bám sát kế hoạch marketing tổng thể đã đề ra?
  • Ngân sách và KPI dự kiến và thực tế chênh lệch nhau bao nhiêu?
  • Nếu cần thiết thì điều chỉnh ngân sách và KPI như thế nào?

III. CÁCH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING HIỆU QUẢ DÀNH CHO SME NGÀNH MÌ ĂN LIỀN

Tuy tên gọi của ngành hàng là mì ăn liền nhưng không dễ “ăn liền” chút nào đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Để rút ngắn con đường đến thành công, các doanh nghiệp SME ngành mì cần có  chiến lược đúng đắn. Trong đó việc lập kế hoạch marketing hiệu quả và triển khai marketing cần phải được làm chuẩn chỉnh. 

Nắm bắt được nhu cầu và những khó khăn của các doanh nghiệp ngành mì, Poka Media đã cung cấp bộ công cụ lập kế hoạch marketing hiệu quả. Tham khảo miễn phí:

Bộ biểu mẫu lập kế hoạch marketing chi tiết

Ngoài ra đừng ngần ngại trải nghiệm các dịch vụ của Poka Media bao gồm:

Với các công cụ mạnh mẽ trên, doanh nghiệp SME ngành mì có thể lập kế hoạch marketing 3-6 tháng, rồi kế hoạch marketing 12 tháng và lâu hơn. Hãy nhanh tay sở hữu những công cụ hữu ích để có được kế hoạch marketing ngành mì hiệu quả nhất, chuẩn chỉnh nhất với mức giá vô cùng ưu đãi.

Liên hệ hotline 0969.549.245 để được tư vấn miễn phí.