Kế hoạch digital marketing được coi như một nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của các chiến dịch truyền thông quan trọng trong năm. Cũng như sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp SME nói riêng. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp SME có được bản kế hoạch Digital Marketing chuyên nghiệp?
1. Kế hoạch digital marketing là gì?
Kế hoạch digital marketing (hay còn được gọi là kế hoạch marketing dành cho các kênh truyền thông, quảng cáo trên internet, hoặc gọi tắt là online) là một bản kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp SME xác định được họ muốn làm gì và cần phải làm gì trong một khoảng thời gian nhất định. Nhờ bản kế hoạch đó, doanh nghiệp SME có thể xác định được họ có hoàn thành mục tiêu kinh doanh mà họ đặt ra hay không.
Trong quá trình lập kế hoạch marketing online, bạn cần phải nhớ rằng, bản kế hoạch marketing cần phải nêu bật được đặc điểm cũng như lợi ích vượt trội của sản phẩm khiến khách hàng phải mua sản phẩm của bạn. Có như vậy, bản kế hoạch marketing này mới có cơ hội thành công tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn.
2. Vì sao doanh nghiệp SME cần xây dựng một kế hoạch digital marketing chuyên nghiệp?
Mỗi doanh nghiệp SME đều cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch digital marketing chuyên nghiệp bởi:
- Một kế hoạch marketing digital marketing chuyên nghiệp có thể giúp doanh nghiệp SME quản lý các hoạt động marketing từ tổng thể đến chi tiết, từ đó giúp các doanh nghiệp SME có thể tối đa hóa hiệu quả các hoạt động marketing theo mục tiêu kinh doanh đã đề ra trước đó.
- Các doanh nghiệp SME có thể chủ động và linh hoạt hơn trong việc phân bổ nguồn lực cũng như huy động nguồn lực tham gia kế hoạch khi cần thiết. Điều này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp SME không làm tốn chi phí đầu tư cho nhân lực và thời gian không cần thiết của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp.
- Tiết kiệm chi phí nhân sự tối đa bởi một bản kế hoạch marketing được đề ra sẽ giúp đội nhóm làm việc phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn mà không bị phụ thuộc vào nhân sự marketing.
- Một kế hoạch digital marketing hoàn chỉnh có thể giúp các doanh nghiệp SME có căn cứ đo lường, kiểm soát và tối ưu được các hoạt động marketing một cách hiệu quả và toàn diện.
3. 7 bước để xây dựng một kế hoạch digital marketing chuyên nghiệp
Vậy cách viết kế hoạch marketing như thế nào? Làm sao để có được bản kế hoạch digital marketing chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp SME? Dưới đây là 7 bước mà bạn cần nắm được để có thể xây dựng được một bản kế hoạch digital marketing hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp SME của mình.
3.1. Bước #1: Mục tiêu triển khai digital marketing mà doanh nghiệp nhắm tới là gì?
Bước đầu tiên bạn cần làm để viết kế hoạch marketing cho doanh nghiệp của mình đó chính là xác định được mục tiêu mà doanh nghiệp mình đang nhắm tới là gì. Mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng đến càng rõ ràng và chi tiết thì bản kế hoạch của bạn sẽ càng cụ thể hơn. Thêm vào đó, khi đặt ra được mục tiêu, bạn cũng sẽ dễ dàng đo lường và phân tích được kế hoạch digital marketing của bạn có đang hiệu quả hay không.
Một số mục tiêu của các doanh nghiệp SME thường có trong bản kế hoạch marketing online của mình đó là:
- Tăng độ nhận biết, độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp qua chiến dịch.
- Thu thập được data các khách hàng quan tâm đến thương hiệu của doanh nghiệp.
- Tạo được cộng đồng khách hàng trung thành, thân thiết cho doanh nghiệp.
- Đạt được mức doanh thu kỳ vọng sau chiến dịch.
3.2. Bước #2: Xác định USP/ lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp SME
Để xác định giá trị hay lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán, bạn cũng cần phải phân tích được các sản phẩm, dịch vụ của đối thủ hiện nay có điểm mạnh gì, USP (Unique Selling Point là gì?. Từ đó, mà bạn có thể xây dựng cũng như phát triển hơn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp minh để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành. Có 3 cách cơ bản để bạn có thể xác định được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm đó là:
- Đặt mình vào vị trí của khách hàng.
- Tìm hiểu hành vi mua của khách hàng.
- Trả lời câu hỏi: Vì sao khách hàng nên chọn bạn?
Để biết được lý do vì sao khách hàng nên chọn bạn, bạn có thể lập một bản khảo sát dành cho những khách hàng của mình, sau đó tặng họ một món quà nho nhỏ thay cho lời cảm ơn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn mới bắt đầu và chưa có quá nhiều khách hàng để tham khảo ý kiến thì bạn có thể tìm hiểu từ những đối thủ cùng ngành. Tìm hiểu họ đang bán hàng thế nào cũng là cách giúp bạn trả lời câu hỏi: Vì sao khách hàng nên mua sản phẩm của mình?
3.3. Bước #3: Định vị khách hàng của doanh nghiệp
Bước tiếp theo sau khi đã có được USP của sản phẩm, dịch vụ, bạn cần tìm định vị được chân dung khách hàng của mình để có thể xây dựng kế hoạch marketing và bán hàng hiệu quả. Chân dung của khách hàng càng rõ nét, doanh nghiệp sẽ càng có định hướng rõ ràng cho chiến dịch marketing của mình. Thông thường, các doanh nghiệp SME sẽ cần định vị khách hàng của mình thông qua các yếu tố cơ bản như:
- Họ là ai?: Giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, nơi ở,…
- Nhu cầu, sở thích hay hành vi mua hàng của họ là gì?
- Điều gì khiến họ cần tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
3.4. Bước #4: Tìm kiếm khách hàng của doanh nghiệp ở đâu?
Hiện nay khi internet phát triển hơn, các doanh nghiệp SME sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các khách hàng của mình. Nhất là khi doanh nghiệp đã xác định rõ ràng được chân dung khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Một số kênh phân phối online mà doanh nghiệp SME có thể triển khai trong kế hoạch digital marketing của mình đó là: Website, Facebook, Google, các sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada,…)
Một điều cần lưu ý khi tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp đó là doanh nghiệp cần xác định các kênh bán chính của mình để có thể phân bổ ngân sách và nguồn lực một cách hợp lý. Hiện nay, các kênh bán được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhất đó chính là: Facebook, sàn thương mại điện tử và Website.
3.5. Bước #5: Nên triển khai truyền thông, quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp vào thời gian nào?
Để quyết định được nên triển khai truyền thông và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp vào thời gian nào thì người lên kế hoạch sẽ cần trả lời được những câu hỏi sau đây:
- Sản phẩm/ Dịch vụ của doanh nghiệp có tính mùa vụ hay không?
- Sản phẩm/ Dịch vụ của doanh nghiệp có phụ thuộc vào yếu tố vận chuyển logistics hay đóng gói….?
- Hoặc doanh nghiệp có thể tiến hành triển khai truyền thông, quảng cáo ngay khi bạn muốn bán hàng.
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có tính mùa vụ, thì bạn cần lên kế hoạch marketing và bán hàng trước khi bắt đầu vào mùa vụ khoảng 1 tháng để quảng cáo của bạn có thời gian tiếp cận đến khách hàng. Còn nếu sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào yếu tố vận chuyển, đóng gói thì bạn cần tính toán được số lượng sản phẩm hợp lý để phân phối đến khách hàng khi truyền thống. Tránh để tính trạng khi đã truyền thông, quảng cáo mà doanh nghiệp không có sản phẩm để bán và trưng bày.
3.6. Bước #6: Xây dựng ý tưởng và truyền thông sản phẩm ra sao?
Xây dựng kế hoạch digital marketing cho doanh nghiệp về phần nội dung bạn sẽ cần lên ý tưởng về thông điệp chính, cũng như các hoạt động chính trên từng kênh bán của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần nghiên cứu xem thông điệp chính của sản phẩm, dịch vụ là gì, các thông điệp phụ theo mùa vụ ra sao. Để từ đó bạn có thể xây dựng các hoạt động marketing chi tiết trên từng kênh bán nhằm làm nổi bật thông điệp của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3.7. Bước #7: Thống kê và đo lường để tối ưu hóa
Sau khi xong hết các bước trên, việc cuối cùng bạn cần làm trong bản kế hoạch digital marketing đó chính là thống kê, đo lường và phân tính. Bạn cần phải lên kế hoạch giám sát KPI của chiến dịch đang chạy, đo lượng hiệu quả của từng kênh chạy theo tần suất thế nào để đảm bảo kế hoạch thành công.
Ngoài ra, bạn cũng cần lên kế hoạch backup nếu không may kế hoạch marketing bán hàng đang chạy không đạt được kỳ vọng như ban đầu. Ví dụ, bạn xác định tại thời điểm này không đạt được 25% kế hoạch, 50% hay 75% kế hoạch bạn cần làm gì để có thể đạt được KPI.
4. Gợi ý một số công cụ để lập kế hoạch digital marketing mẫu
Dưới đây là một số công cụ hữu ích giúp bạn lập kế hoạch digital marketing mẫu cho doanh nghiệp:
- Công cụ nghiên cứu, khảo sát thị trường: Google Trends, Google Insight for search, Google Keywords Tool, SoGoSurvey,….
- Công cụ lập kế hoạch: Google Sheet, Excel,…
- Công cụ quản lý và triển khai: Trello, Asana, Microsoft Planner,….
- Công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung: Buzzsumo, Canva, Penflip,…
- Công cụ quảng cáo có trả phí: Facebook Ads, Google Ads, Zalo Ads, KOLs,….
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách viết kế hoạch digital marketing mẫu cho doanh nghiệp SME. Để tham khảo các kế hoạch marketing mẫu, bạn có thể tải một số bản kế hoạch marketing mẫu tại POKA MEDIA. Bên cạnh đó, tại POKA MEDIA cũng có dịch vụ hỗ trợ bạn tạo ra một bản kế hoạch Marketing mẫu hoàn chỉnh như: